ảnh internet
Có chùa, có tượng, có tăng chúng,
kinh cũng có nhưng mỗi nơi một khác, không biết kinh thật hay kinh giả, phải vượt
trăm núi nghìn đèo đến đất Phật tìm rước cho được chân kinh.
Rước chân kinh tận tay Phật tổ, mang
về nửa chừng đường gặp biến cố mới tá hỏa kinh chỉ là đống giấy trắng, không có lấy một chữ. Lao tâm khổ tứ nhọc sức rước chân kinh chỉ là
công toi sao? Trở lại đòi cho được chân kinh thì được chủ nhân đất Phật bảo đã
giao, kinh vốn vô tự mà. Kinh vô tự, khó
hiểu quá, năn nỉ xin cho được kinh hữu tự để còn đọc tụng. Người đất Phật
thương tình giao cho tam tạng kinh điển hơn vạn quyển, bảo dùng tạm. Lấy cái chữ làm phương tiện chuyển
lời, lấy lời làm phương tiện chuyển ý, nên nhớ ý tại ngôn ngoại, chân lí tối thượng
nằm ngoài nghĩa kinh.
Mang về, giữa đường gặp biến, kinh
rơi xuống nước ướt sủng, phơi dính mất mấy
tờ cuối. Cầm bản kinh không hoàn hảo mà
rơi lệ nhưng rồi tự an ủi: Trời đất kia
còn chưa hoàn hảo nữa là kinh. Thế rồi
in ấn lưu truyền để tụng đọc tu tập.
Tụng
kinh để trừ giải sân si nào ngờ lại sinh chuyện tranh chấp kinh. Phái này phái
nọ tự cho rằng mình sở đắc, chân truyền ngoài ra là giả. Kinh một luận mười mới
ra thông thái, càng đọc càng rối rắm, xa
rời nghĩa kinh.
Và
một ngày, ngọn gió vô thần quét tới, lắm kẻ hoảng hốt quẳng bỏ kinh kệ quy
hàng, có kẻ ẩn dật tịnh khẩu, lắm kẻ thừa cơ gọi là hòa hợp biến hóa, đem pha
trộn phật kinh và mác kinh xem đó là thăng hoa kinh kệ. Người ta chắp tư tưởng
vô thần vào tư tưởng hữu thần xem là một, tôn quỷ ma làm bồ tát cứu độ đặt bên phật tổ rồi sì sụp lạy lục tán dương.
Phụng thờ bá nạp, trăm thứ hổ lốn, sư thầy không còn thiết kinh kệ nữa, chỉ lo
kinh tài kinh doanh, kinh thế!
7-2020
Cao Cau08:20 16 tháng 4, 2021Thời mạt pháp, nhà sư nay cũng biết kinh doanh.
Trả lờiXóaFacebook,17-4-21,30L,bl, 2cs
11-10-21,53L, 13bl, 9cs
DTVN,Thanh Xuan Nguyen
Tu cứ như thế này thì mau đắc ý … à quên đắc đạo lắm …