TIỂU HÙNG TINH
ảnh internet: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
Chút tưởng nhớ Thầy Nguyễn Phụng Hoàng -Giáo sư ĐHSP
Huế
Trong
buổi họp mặt bạn đồng khóa La Sơn Phu Tử (ĐHSP Huế 71-75) tháng 5/2018 tại Sài
Gòn, có một phụ nữ đứng tuổi đến dự, các bạn giới thiệu đó là phu nhân thầy Nguyễn Phụng Hoàng. Rồi Cô cùng đoàn chúng tôi
tham quan Gò Công. Hỏi thăm, cô
cho biết Thầy mất lâu rồi. Sau 30-4-75, người ta chỉ giao làm “cán bộ nghiên cứu”,
không cho giảng dạy cho đến khi mất.
Theo chúng tôi biết, Thầy vốn là một
giáo sư Toán xuất sắc, được học bổng du học Mỹ
và đỗ tiến sĩ giáo dục (chương trình học). Khoảng năm 1973, Thầy về nước
và dạy môn giáo dục học ở Đại học Sư phạm Huế các năm 3, năm 4. Trước đó, chúng
tôi chỉ quen với tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, nặng lối học từ chương, quá lắm
thì cũng biết đến J.J. Rousseau qua tác phẩm Emile và giáo dục. Học với Thầy, chúng tôi tiếp cận được nhiều tri
thức về nguyên lý, các quy tắc, lý thuyết giáo dục và giảng dạy khá mới lạ. Lý thuyết đa dạng, chưa có dịp thực
hành, chưa đủ thời gian nghiền ngẫm, chưa đủ độ thấm sâu nhưng chúng tôi vẫn cảm
nhận có một điều gì đó thôi thúc, làm mình trăn trở về giáo dục. Sau này
giáo dục bị chính trị hóa, người ta đưa lý thuyết hầm bà lằng vào, nhớ đến những
bài giảng của Thầy mà tiếc.
Đùng một cái, 30-4. Chúng tôi tiếp tục
học còn Thầy và các vị giáo sư khác không bị
bắt bớ cải tạo gì, được lưu dụng (*) và cho làm “cán bộ nghiên cứu”. Chúng
tôi ra trường, đi xa, không có điều kiện biết về trường cũ thầy xưa.
Anh bạn QĐV kể rằng sau khi hết hạn
cải tạo, có về trường cũ, gặp Thầy giữa sân. Anh nghiêm người ngả mũ: Chào
Thầy! Thầy mừng rỡ xúc động rồi buồn rầu bảo ở đây người ta gọi tôi bằng ANH,
không ai gọi tôi bằng THẦY như anh cả. Tìm hiểu sau này mới biết, học trò cũ của
Thầy được giữ lại trường kể đến hàng chục,
bây giờ đã là đồng nghiệp với Thầy, có bạn là tiến sĩ, phó giáo sư, được ưu ái trọng dụng
còn Thầy chỉ là cán bộ nghiên cứu, bị cô
lập, chẳng ai biết đến Thầy, cực chẳng đã có gặp hoặc trong khi họp hành đều gọi là ANH.
Mới nghĩ: Tội của Thầy là quá giỏi mới
giành được học bổng du học đỗ tiến sĩ, ác cái là tiến sĩ Mỹ mới chết chứ! Cũng
có thể cái tội của Thầy là chỉ biết học biết dạy, không biết cơ hội chính trị, lại
cũng không giàu có gì nên mới rơi vào
triền miên bế tắc chứ như người ta biết khom lưng quỳ gối hoặc bỏ tiền vượt biên thì biết đâu lại đổi đời.
Thầy không bị phê đấu, không bị đi cải
tạo, được lưu dụng nhưng nỗi đau của Thầy là trí thức bị bỏ phế, người ta không
sử dụng tri thức, không quan tâm đến những đề đạt học thuật, chẳng khác gì giam
lỏng tri thức cho đến chết.
Một
nỗi đau đớn nữa của Thầy là bị ngay những học trò cũ của mình quay lưng, lỡ
giáp mặt cũng chỉ gọi bằng ANH, một chút
thân tình thầy trò cũng mất. Hỡi những người bạn tôi ở ĐHSP Huế, sao các bạn nỡ
gọi thầy Hoàng bằng ANH? Ai dạy các bạn điều ấy?
Rồi nghĩ lại, các bạn đối xử với Thầy
vậy là còn nhẹ. May mà các bạn chưa có vinh hạnh học tập cách mạng văn hóa
Trung Quốc để thành vệ binh đỏ chứ nếu học vào rồi biết đâu lại lôi Thầy ra đấu
tố sỉ vả, thậm chí đánh đập, đem đi bêu giữa phố không chừng. Nên chi cũng cảm
ơn các bạn vậy!
7-2019
(*) Có nơi, có người còn gọi là lưu dung (dung trong nghĩa dung thứ- cách mạng tha thứ khoan hồng mà giữ lại)
(*) Có nơi, có người còn gọi là lưu dung (dung trong nghĩa dung thứ- cách mạng tha thứ khoan hồng mà giữ lại)
30 tháng 7, 2019Facebook: Vệ Quách Đào
Trả lờiXóaThời Giáo Dục Hoàng Kim có những bậc Thầy tài cao tuổi trẻ!
Dân nghèo đâu có điều kiện đi học sớm nhưng riêng ở bậc Đại Học cái chuyện Giảng Sư có tuổi tương đương với SV là chuyện thường!
Việc Tôn Sư trọng Đạo là chuyện Thánh hiền. Bọn vô lại sau 75 là những nỗi nhục của học trò! Buồn thay!
Nguyễn Thị Lợi, Thành Lê Văn and 3 others
Vinh Nguyen Sau 75, SV được học Nguyên lý GD Mác-Lê, ko xài mấy thứ GD tư bổn phản động... Những người như thầy Hoàng chuyển thành thư lại...
Gia Nguyễn Phu nhân thầy Hoàng học cùng lớp bên Văn Khoa với bọn mình. Sau 1975 thầy có đến trường Thái Phiên nơi mình dạy để làm nghiên cứu gì đó (phát phiếu cho học sinh điền vào mẫu). Mình có mời Thầy về nhà mình nghỉ trưa. Nhà phu nhân Thầy Hoàng ở 33 Triệu Ẩu (gần quán cơm Âm Phủ), nơi đó mình có ở trọ hai năm. Mình vẫn nhớ Thầy nói giọng Phan Thiết vài bạn lớp mình nghịch ngợm hay nói nhại (sau lưng thầy). Cầu mong linh hồn thầy an vui nơi một cảnh giới không còn những khổ đau.
31 tháng 7, 2019Nguyễn Thị Lợi, Vệ Quách Đào and 19 others-2 Shares
Vệ Quách Đào Tôi nghe nhiều người nói là "Lưu Dung" ko có dấu nặng như " Lưu Dụng", chứng minh sự khoan hồng của ĐCSVN và ...đối với các công chức chuyên môn cũ.?
Thu Tâm Hà Vệ Quách Đào
Lưu dung danh từ xuất hiện sau 75, dành cho việc sử dụng lại các nhân viên quan chức , gv chế độ SG cũ
Dung có nghĩa là dung thứ (!!!!)
Vệ Quách Đào Thu Tâm Hà Chế độ ta rất nhưn đạo! ?
Tiểu Hùng Tinh Vệ chia sẻ cho các bạn đọc nghe. Thân
Đường Tao Có thật không ts Lê Cung?
Thu Tâm Hà Giang sơn dễ đổi nhưng bản chất khó dời , tôi nói thật tôi chẳng ưa gì loại học ĐHSP mà có lẫn lộn đứa ' vô giáo dục', và trong bộ nhớ của tôi ko có tên chúng.
Đường Tao Thu Tâm Hà, hình như khoá LSPT 71-75 có mấy ts ở ĐHSP đấy, đều là học trò của TS Nguyễn Phụng Hoàng cả!
Thu Tâm Hà Đường Tao
Nếu bọn mình đươc học lên ( ko xét lý lịch ) thì đã đi du học và cũng ts Đường Tao
Binh Hosi Đứa mô rứa cô nương
Nguyễn Ngọc Sơn Cái máy cùi bắp của tui đã hết dung lượng do đó các bài viết của ông đều ko khả dụng ( chữ dung trong lưu dung có nghĩa là tạm để lại trong một thời gian ngắn.Người ta dùng chữ có ý sâu sắc lắm các ôn à)
Tiểu Hùng Tinh Trước, tôi ghi họ Thầy là Nguyễn nhưng rồi bạn Thu Tâm Hà ghi Thầy họ Lê, bạn Đường Tao lại ghi Thầy họ Nguyễn. Lâu ngày quá, tôi không dám tin vào trí nhớ mình, bạn nào biết rõ xin chỉ giáo. Cảm ơn
Cám ơn Bạn , Thầy là TS Nguyễn Phụng Hoàng.
Binh Hosi Tiểu Hùng Tinh Đọc không được. Mở o ra
31 tháng 7, 2019
Le Khanh Ngoc Thầy là một tiến sĩ tốt nghiêp ở Mỹ của trường ĐHSP Huế trước 75, người đầu tiên đưa môn học Phương pháp trắc nghiệm vào giảng dạy cho khóa 71-75dhsp . CB và Như Mỹ nhiều lần đến nhà thăm Thầy khi còn đi học và khi Thầy vào Saigon..có được thăm Thầy một lần trước khi Thầy mất.
Thu Tâm có đến nhà thăm Thầy khi Thầy ở Cư Xá Đại Học cúa các Gs viện ĐH Huế , lúc ấy Thầy gọi Cô có sv đến thăm, Thầy kể những chuyện vui của sv VN đang học ở Mỹ
Sau 75 chứng kiến những chuyện xảy ra đối với các Gs khả kính của trường ĐHSP nói riêng và các Gs Viên ĐH Huế , thật sự hụt hẩng với môi trường GD " mới"
hoadalat5202:45 1 tháng 8, 2019
Trả lờiXóaH cũng ko mở ra được bằng Iphone. Bây giờ vô desktop thì mở ra được! Thầy dạy chúng ta môn Nghiên Cứu Giáo Dục . Thầy là chuyên gia về Kỹ thuật ra đề trắc nghiêm. > Những năm 1990 có lần thầy lên công tác ở ĐH Đà Lạt, đi ngang nhà Hòa, khi ấy H chưa làm nhà đang còn mảnh đất đầy cỏ xấu (Năm 1994 H mới làm nhà) . Đang lui cui nhổ cỏ cả hai vợ chồng , H ngước lên thấy thầy vội bỏ cuốc nỉa nhảy ra đường kêu thất thanh : Thầy Ơi! . Thầy dừng lại quay lui ngó H mà cười vô cùng vui vẻ . Hai VC Hòa Lư hỏi thăm chỗ thầy trọ lại, rồi đêm đó hai đứa đến thăm thầy . Lúc ấy H còn nghèo chỉ mua tặng thầy một gói quà nhỏ . Nhưng coi chừng thầy vui ghê lắm! Mấy năm sau H nghe thầy mất rất buồn ! Ai ngờ đó là lần cuối chúng tôi gặp thầy. Những năm 2000 trở đi H bắt đầu làm đề thi và đề Kiểm tra môn Sinh Học bằng trắc nghiệm . H càng vô cùng nhớ thầy . Những lời thầy trao đổi về ra đề trắc nghiệm khi VC Hòa tình cờ gặp thầy đó đã ăn sâu trong trí H . Nhờ đó H thấy ra những cái sai trong kỹ thuật ra đề trắc nghiệm ( về Môn SH) của Sở của Bộ. H bỗng trở thành cái kẻ đáng ghét đv trường với Sở,vì H luôn chỉ ra cái sai của đồng nghiệp khi họ làm đề trắc nghiệm. Bọn họ bèn trả thù H ,cách cho H đi phản biện đề ! Hi hi .. Chính vì vậy , H sẽ không bao giờ quên thầy Nguyễn Phụng Hoàng của mình . Ai gọi thầy bằng anh , anh Hùng cho H biết H sẽ từ mặt ko bao giờ kết giao !
22 tháng 11, 2019Pham Quang Sinh, Hồ Hạnh and 26 others-1 Share
Ai Là Tôi Vậy là may rồi anh ạ nếu nó gọi bằng đồng chi lúc chết thầy cũng không biết mình là ai
Quang Lexuan Mình cũng bị rồi nhưng mình gọi riêng cậu đó và mắng ngay.
Nguyễn Hữu Lý Khi còn học khoa Vật lý Đ H S P Huế, thầy Hoàng có dạy chúng tôi môn Toán (1982 )