TIỂU HÙNG TINH
ảnh internet
Không phải nói hào giao thông (giao thông hào), loại hầm hào chiến đấu trong chiến tranh, chỉ nói hầm hào ẩn nấp thời điểm 1979, lúc Trung Quốc xâm lược đánh vào các tỉnh biên giới phía bắc. Không biết đâu có tin đồn ầm ĩ lên là Trung Quốc chủ trương chiến dịch ba đen: Đen trời (máy bay), đen biển (tàu thủy) và đen đất (bộ binh đổ bộ), toàn dân chuẩn bị đề phòng. Huyện đội và ngành giáo dục chỉ thị triển khai đào hào giao thông trong các trường học để học sinh tránh bom Trung Quốc. Không khí chiến tranh lan tỏa, hết sức căng thẳng và khẩn trương.
Được lệnh, trường cấp 3 Quế Sơn (Quảng Nam - Đà
Nẵng) tiến hành ngay. Hào được nhà trường và đoàn thanh niên tổ chức cho học
sinh lao động đào xung quanh trường. Quy định
khi có tiếng trống báo động thì học sinh để tất cả bút vở tại chỗ, nhanh
chóng chạy ra khu vực được phân cho lớp mình để nấp. Thực tập vài lần, có khi đột
ngột lúc đang học có trống báo động thế
là học sinh túa ra, nhảy xuống các hào sâu cả mét. Tổ y tế sơ cứu được tập dượt
nhiều lần, sẵn sàng làm nhiệm vụ trong mọi tình huống. Không khí thời chiến bao phủ.
Thời buổi hừng hực khí thế, khởi đầu là cuộc mít-ting tưởng niệm học tập tấm gương Lê Đình Chinh (chiến sĩ công an bị lính Trung Quốc sát hại khi đấu tranh bảo vệ biên giới), sau đó là liên tục mít-ting lên án bọn bành trướng bá quyền phản động Trung Quốc. Cuối buổi mít-ting thường có mục tự nguyện đăng kí sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc. Có học sinh còn trích máu để kí tên. Tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc lên cao lắm. Nhiều học sinh đang học dở chừng có lệnh nhập ngũ, cả lớp họp đưa tiễn, không có tiệc tùng hay quà cáp gì, chỉ dăm ba bài hát, ghi ít dòng lưu niệm, nói ít lời động viên. Thế rồi thấy trò, bè bạn chia tay nhau.
3-2015
Facebook, 18-2-22,20L, 1cs
Trả lờiXóa