MỤC LỤC BLOG

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2025

BẦN CÙNG SINH ĐẠO TẶC (chuyện xưa chưa cũ)

TIỂU  TỬ  VĂN

 ảnh internet

            Nhắc  thời  bao  cấp  không thể không nhắc đến chuyện trộm cắp. Cắp  trộm  dậy  lên như rươi, hở là chôm  hở  là chộp, nhìn đâu cũng thấy  cắp,  đi đâu cũng gặp  trộm.

            Sau  30-4-75, ở Huế,  một  số   vụ cướp  của  giết người ghê rợn  nổ  ra, chính  quyền quân   quản truy bắt được thủ phạm, tuyên án tử  hình. Ngày  xử,  chính  quyền cho bố  trí  xe  ở các khu phố  và thông báo  cho dân chúng  đi  xem  xử bắn tại pháp  trường  lập ở  sân  vận  động.

            Trấn  áp  được kẻ  cướp nhưng   với kẻ  trộm thì     phương trị.  Trộm  biến thái dưới nhiều  hình thức: chôm chĩa,  giựt dọc, móc túi, tráo  lừa…

Ngồi  nhà chứ ra  đường việc đầu tiên  là đề  phòng  trộm. Mặc  quần tây thì phải  may thêm túi trong phía  trước để  đựng tiền hoặc của  quý, chỗ  trộm không thể  róc  xẻo. Đi đường không  đeo đồng hồ, có đeo thì đeo tay phải, phía   bên trong lề  đường  tránh kẻ  trộm lượn  xe tới  giựt, lắm  khi té nguy đến tính mạng… Ngay cả ở chung phòng tập  thể có kẻ  còn cẩn thận   ghi số, làm  dấu tiền bạc, đồ  đạc của mình, lỡ mất thì có căn cứ tra   xét. Các khu tập  thể nhất  là học  sinh  không ngày  nào  là không xảy ra  mất trộm, khi tiền  bạc, khi giày dép, áo quần... Trò  trộm  đến thầy cũng  còn chôm chĩa của nhau…    khu tập  thể đường Đội Cung của  sinh  viên ĐHSP Huế, trong một ngày hè  năm  1976, toàn bộ  một phòng mấy chục giường đều  bị  trộm vét hết quần áo. Sáng ra, có đứa la oai oái  vì  chỉ  còn manh  quần xà  lỏn. Điều  tra, té ra một  gian sinh  viên nọ cấu kết  với anh  em nó bên ngoài tổ chức trộm lớn, vét  một mẻ toàn làng trước khi nghỉ hè.

  cụ  nhà  giàu  nọ chết, an táng   xong,   ba ngày  sau con cháu  lên làm  lễ  mở cửa mả thì thấy quan tài  bị  đào  bới, xác cụ văng trên đất, cườm tay  bị chặt  rời  để lấy vòng ngọc. Kẻ  trộm đào  mồ cướp  của.  Ngay  trong  đại  nội Huế, một  số  đầu  rồng  đá  chầu  cũng bị trộm đập  gãy   trộm nghi có ngọc trong  đó.

Trộm tập  trung   ở chốn đông người, nơi bến xe tàu, chợ búa. Bấy giờ (76-78) vùng phía Bắc (từ Huế ra),  vùng  phía Nam (từ  Đà Nẵng vào) có hai loại tiền khác nhau,  chuyển vùng phải đổi  mới  tiêu xài được. Thế    xuất hiện bọn  sơn tiền. Bọn chúng thu  đổi  tiền theo  giá thỏa thuận. Người  đổi   dễ  bị lôi vào  ma trận xiếc của chúng nó. Bạn  đưa  20 tờ ra đổi, chúng  đếm  trước mặt bạn chỉ còn 18 tờ, bạn  cự nự thì  có một đứa bên cạnh  giật lấy đếm ngay  trước mặt  bạn chỉ  còn  15  tờ… Bạn gấp  gáp tìm  xe tàu, một số  đứa trẻ  con cứ bám theo  mời mua món này món nọ  rồi  chạy  vòng kéo đuổi  bắt nhau chạy  quanh xoay níu vào bạn,  khi chúng tản ra  xa, lục túi mới  biết  mất bóp tiền. Trộm dùng lưỡi  lam hoặc loại  dao mổ  bệnh  viện rất sắc, nhiều  người  bị  rọc túi  lúc nào  không hay, có khi bị rạch chảy  máu mà còn chưa  biết.

Đi tàu  xe, nhiều người xuống phà, xuống chỗ nghỉ ỷ y để hành lí lại, đến  khi lên xe thì không còn đâu nữa. Bọn trộm thường lên  lùng kiếm, thấy là  xách, ngay cả nhà  xe  còn  không  dám lên tiếng, sợ chúng thù. Có chuyện ông thư kí  công   đoàn ngành  giáo  dục huyện nọ  lên tỉnh nhận  mấy chục cái mộc (khuôn dấu) của  công   đoàn cơ  sở (trường)  trong huyện. Lên  xe ngồi, bỏ gói mộc  dưới ghế, quay qua quay lại một hồi nhìn  xuống  mất tiêu. Tá hỏa chạy  lùng, có người khuyên   nên vào  chỗ  cầu  tiêu coi thử. Vào, bịt  mũi trợn mắt soi ngó, đến cuối  dãy  mới phát hiện mấy chục cái ấn tín công  đoàn lăn lóc  ra đấy. Mộc  gỗ  chứ mộc bằng đồng   thì có nước vô lò đồng nát, may!

Đi tàu chợ (tàu  dừng lại ở nhiều  ga xép địa phương) nhất là  đoạn Huế - Đà Nẵng, chật như nêm, đến từng ga là có chuyện giựt. Suốt  buổi, kẻ đứng bên cạnh  ra vẻ hiền lành thật thà, lắm  khi chuyện trò thăm hỏi thân  tình vui vẻ thế   khi tàu chạy chậm lại sắp vào ga là y ta đã giựt ngay  túi  xách của mình phóc  xuống. Gian ngay trong một tích tắc, thua!

Tàu  chợ chật chội quá, có  người  đánh bạo leo  lên trần ngồi  cho thong thả. Tàu đi  qua  các đường hầm tối  đen,  đó là lúc bọn  trộm cướp thủ  sẵn  dao ra tay khống chế lấy hết   đồ đạc. Có kẻ  trộm  còn  vói  xuống cửa  sổ  giựt hành lí khách, khách níu giữ lại, có người  bị  trộm  chém vào  tay nữa. Trộm bủa vây!

Cửa  đóng then cài cho chặt, nhiều  nhà  còn có hàng rào thép  gai bảo  vệ  vòng ngoài. Trộm  không  vào  nhà  được thì cắt cuốn luôn hàng rào  thép  gai   đem  đi. Ở Đà Nẵng thời  bấy  giờ  còn có cả chợ  ăn  trộm, chợ xuất hiện  khoảng  2-3  giờ  sáng, mất  đồ  có thể tới tìm chuộc, muốn  mua giá rẻ mạt cứ đến nơi nầy. Kẻ  bán lượn lờ, người  mua lấm lét, trao  đổi trong bóng tối như phiên chợ ma.

Trước kia có nhiều chuyện tráo  dép. Nhiều  tay ba  trời  mang  đôi dép rách đi chùa.  Tới chỗ chùa chiền, nơi tín chủ phải  bỏ giày dép bên ngoài  để  vào cúng lễ, y ta  cũng cởi dép rách  vào đảnh lễ xong  đi ra, ung  dung tròng  đôi  dép xịn vào, cáo từ! Mánh  này, lớp  hậu  sinh    biến tấu. Bọn nhỏ lượn lờ vào các  quán cà phê bán kẹo  đậu  hoặc  xin tiền khách. Khách ngồi  thường nhếch giò tréo  mảy, một  chân mang còn chân  kia thả dép xuống sàn, ung  dung nhấm nháp cà phê. Chúng liền lén xỏ chân vào  chiếc  dép rời kia  đi ra xa  xa  đứng  đợi. Khi bỏ  chân xuống, khách chới với hụt hẫng, tìm hoài không thấy chiếc  dép, bực mình ném bỏ luôn chiếc  kia. Thế   là chúng  được nguyên đôi. Có người nọ lâm vào  tình cảnh tương tự, biết  là mánh chôm của bọn trẻ con, anh ta cầm giữ chiếc  dép còn lại, đi  chân  không về. Lẩm bẩm: Tao có dại thì cũng dại  một nửa thôi chứ đâu dại hết, chúng mày đừng  hòng!

Mất  xe là  vấn nạn trộm tiêu biểu  nhất, phổ   biến tới mức  nhiều cơ  quan  công  quyền còn treo cái  bảng to đùng có huy hiệu công   an  là: COI CHỪNG MẤT  XE, CÓ KHÓA CŨNG MẤT. Một thời, công  quyền công khai  chào  thua, đủ  biết trộm cắp ngang nhiên hoành hành  tới mức nào rồi.

14-6-25

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét