TIỂU TỬ VĂN
ảnh internet
Thầy giảng văn bài Thu điếu (Câu cá mùa thu) của Nguyễn Khuyến, đọc từng câu một và giảng bình.
Đọc: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”. Giảng: Ao thu đây là hình ảnh nước Việt Nam ta cuối thế kỉ 19, vắng vẻ thê lương vì phong trào Cần vương bị dập tan, Pháp đã đặt ách thống trị lên toàn cõi nước ta.
Đọc: “Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Giảng: Chiếc thuyền câu là hình ảnh nhà lãnh đạo cách mạng cứu nước, tuy có nhưng rất ít.
Đọc: “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí”. Giảng: Phong trào cách mạng cứu nước có dậy lên, được khuấy động nhưng còn rất yếu ớt.
Đọc: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. Giảng: Một vài nhà cách mạng bị chém rơi đầu, cực kì đau xót!
Đọc: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Giảng: Ai cũng hướng lên trời cầu nguyện cho vong linh những nhà yêu nước hi sinh. Phong trào yêu nước bị khủng bố, tạm thời rút vào bí mật.
Đọc: “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. Giảng: Đây chính là sự mong mỏi của quần chúng,quần chúng khát khao trông chờ cách mạng nhưng chưa được gặp. Cuối cùng thì “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Cách mạng, các lãnh tụ phong trào yêu nước lại xuất hiện quanh quẩn đâu đó nhưng lần này kín đáo hơn để bảo toàn lực lượng.
Thu điếu là bài thơ điếu (than khóc) mùa thu, ẩn chứa lòng yêu nước và khát khao cách mạng của Nguyễn Khuyến. Phải đến mùa thu tháng Tám thì nguyện ước nhà thơ mới thành hiện thực, cách mạng đã thành công.
Facebook, 7-11-20,15N,3 lượt chia sẻ
Trả lờiXóaHy VoBó tay! câm luôn! Và điếc tại chỗ!
Tàng TámThơ cụ Khuyến được xếp vào dòng văn học ...lãng mạn cách mạng !
Đinh Thị Thanh ĐiệpBây giờ toàn thế thôi ! Rồi lúc chấm họ sẽ nhận ra giọng văn của mình và chấm cho cao điểm !
Võ Quý SỹCon vẹt giảng theo định hướng .
Nam Lê ĐìnhNguyễn Khuyến sống lại cũng phải ngã mũ bái phục.