MỤC LỤC BLOG

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

BÀI HỌC

BÚT NGUYÊN TỬ
Ảnh internet


Thấy Kiềng có 3 chân mà vững vàng còn mình có đến 4 chân vậy là thừa  một chân, không phù hợp với tinh thần tinh giản, Ghế cho cắt bớt. Ngồi lên lật té cái oạch, phải chắp chân thứ tư trở lại. Ghế lành thành ghế què. Nơi vế thương do chắp dán đó, được ghi lên hàng chữ: CÁI GIÁ VỀ SỰ ĐƠN GIẢN HÓA.
Kiềng thấy Ghế có 4 chân mà mình chỉ có 3 nên mặc cảm thiếu sót, thua kém, quyết bổ sung lên đời cho bằng chúng bằng bạn. Kiềng đúc thêm chân thứ tư thành 4 chân. Đặt nồi lên chống chếnh, vần đi vần lại vẫn cứ gập ghềnh, phải cắt loại chân thứ tư mới ổn. Chỗ sẹo nơi vết cắt cái chân vô thừa nhận kia được ghi lên một câu: BÀI HỌC VỀ SỰ PHỨC TẠP HÓA.

1 nhận xét:

  1. 1 tháng 5, 2017Facebook- Like: Quyen Nguyen, Long Sơn Huỳnh and 8 others
    Huynh Ngọc Nhã Đan Qua 2 bài học trên rút ra đc bài học thứ 3 đừng phức tạp thêm vấn đề đơn giản, đừng đơn giản hóa vấn đề bình thường. Cuối cùng tóm lại là vì bị buộc phải vận động để cho sáng kiến nhằm tạo ra giá trị thặng dư đóng góp cho quốc khố, nhưng não bộ bị suy thoái, nên tư duy không có lối thoát cứ lúng ta lúng túng lắp vào, tháo ra!
    10-12-20,2 lượt chia sẻ
    Hy VoCái gì cũng vậy, phải có sự hợp lý! Không thể gượng ép được. Càng không thể rút kinh nghiệm từ cái việc vô lý đấy!

    Trả lờiXóa