MỤC LỤC BLOG

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

ĐÂU DỄ GÌ SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO LUẬT ĐƯỢC

BÚT NGUYÊN TỬ

ảnh internet

 

            Bàn chuyện lệ luật, Hai Móc  băn khoăn:

-  Bài bản khẩu hiệu xưa nay là sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, hiến pháp là luật tối thượng của quốc gia. Thế nhưng một lão chóp bu nọ từng tuyên bố  rằng sau cương lĩnh của đảng là hiến pháp. Như thế  hiến pháp không phải  là tối thượng  mà chỉ là văn bản hạng hai, “luật đảng” cao hơn luật nước, sao có chuyện lạ lùng tréo ngoe vậy?!

            Tư Khều hất hàm:

            - Gác lại chuyện cương lĩnh và hiến pháp đi, chỉ xét hiến pháp trong quan hệ  với luật pháp và văn bản dưới luật thôi đã lắm chuyện lạc huếch rồi. Theo nguyên tắc thì hiến pháp cao hơn luật pháp, luật cao hơn văn bản pháp quy (dưới luật), quan hệ giữa chúng là luật mẹ và luật con nhưng trong thực tế  luật mẹ có khi còn nhỏ hơn luật con thậm chí thua cả luật cháu nữa.

            Hiến pháp quy định  dân được quyền biểu tình nhưng hàng chục năm rồi quốc hội không thông qua luật này nên biểu tình  vẫn bị xem là bất hợp pháp, có thể bị trấn áp, bắt bớ bất cứ lúc nào.

            Hiến pháp quy định dân có quyền tư do cư trú bất cứ nơi đâu trên đất nước nhưng công an không xét, không cấp hộ khẩu thì   chỉ được tạm trú, không thể  mua nhà, mua xe, con cái không được đi học trường công, không được hưởng an sinh xã hội… Cư trú  làm sao đây!? 

               Ngay khi có luật  mà không có văn bản  dưới luật triển khai thì  luật cũng chỉ màu mè  trên giấy làm màu mè coi chơi chứ giá trị gì. Trong thực tế  cả hàng nghìn văn bản  pháp quy trái luật vẫn ngang nhiên tồn tại trong điều hành xã hội, luật  một đường lệ một nẻo, tới nỗi có vị từng la lên rằng có cả rừng luật nhưng hành xử lại theo luật rừng. Oái oăm lại có chuyện mụ chủ hội nọ tuyên bố rằng Luật biểu tình nếu được ban hành sẽ gây rối loạn. Như vậy thì  không có luật tốt hơn có luật, không có luật thì  sống và làm việc theo luật thế nào?

            Người ta thường chê rằng dân thiếu chấp hành  luật pháp nhưng ngay cả những người tạo lập luật pháp, nắm giữ luật pháp, điều hành xã hội liệu họ có tôn trọng hay bất cần luật pháp.

Tuân thủ luật pháp khó thật!

           

23-11-21

 

1 nhận xét:

  1. Facebook, 29-11-21,13L, 7bl
    Trung Truong Luật là phép tắc, quy định, là nguyên tắc để tạo ra trật tự, và sự ổn định.
    Vậy nói rằng " Luật (bất kỳ luật gì) nếu được ban hành sẽ gây rối loạn." là một câu nói tự mâu thuẫn và vô nghĩa. Ở đây người nói đã lẫn lộn giữa việc soạn thảo và ban hành Luật, với việc Thi Hành, hay Áp dụng, Luật. Hai lãnh vực đó khác nhau. Sự khác nhau đó là lý do nguyên uỷ khiến có sự ra đời của chế độ Phân quyền, trong đó Lập và Hành pháp tách biệt , độc lập và bình đẳng với nhau.
    Sự rối loạn là kết quả của việc bất lực trong lãnh vực Áp Dụng, hay Thi Hành Luật; không phải là kết quả tự thân, hay mục đích, của Luật.
    Phân tích như vậy để nhận ra được trình độ kiến thức, mức độ hiểu biết về khái niệm Luật, một khái niệm rất căn bản, của người phát ngôn câu trên. Dốt như vậy mà làm Chủ Tịch QH, một cơ quan soạn thảo Luật, thì thật là lạ.
    Vũ Khắc Thuận VN cấm biểu tình, vậy mà bà Doan nói dân chủ VN gấp vạn lần các nước dân chủ được tự do biểu tình trong nước
    Lam Huu Toan Luật pháp do người chiến thắng viết ra mà.
    Hung Ngo Đúng là triết ra kkk.
    10-2-22,36L, 3bl, 2cs
    Duc Vu Quốc hội là đợn vị xây dựng luật đi vào cuộc sống cho toàn dân, mà sao ctqh lại nói thế , hoá thím muốn ngăn chăn người việt sống không có luật
    Hy Vo Tốt nhất là cấm tiệt, miễn hó hé!

    Trả lờiXóa