MỤC LỤC BLOG

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2022

SÙNG BÁI LÃNH TỤ NGOẠI

TIỂU HÙNG TINH

ảnh internet

            Sùng bái lãnh tụ nội, chuyện ăn cơm chúa múa tối ngày là đương nhiên nhưng chưa đủ, còn đua nhau sùng bái lãnh tụ ngoại nhất là lãnh tụ phe ta  để phô trương quan điểm lập trường trên trường quốc tế cũng là chuyện đáng bàn.

            Bây giờ chủ nghĩa Mác Lê được tôn thờ nên ảnh  các ông trịnh trọng trang nghiêm trên cao ngó xuống các đại hội, oai  vệ trong các phòng khánh tiết. Viết sách nghiên cứu, các “học giả” phải cẩn thận phân biệt sách tham khảo kinh điển và tham khảo chuyên ngành. Năm vị kinh điển xem như năm ông thánh đó là Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông. Lời  họ nói là kinh, là tuyệt đối đúng, là tư tưởng dẫn đạo thế giới. Dù muốn hay không người viết cũng phải trích dẫn để tăng hàm lượng chính trị thống soái, nếu  không dán lá  bùa này thì dễ bị quy  chụp về quan  điểm đường lối, nguy hiểm vô cùng.

            Trong khi tượng  bị giật đổ khắp nơi thì Ông Lenin ở nước Nga vẫn  vạch áo chỉ tay, ngày đêm nghênh  nghênh vườn hoa chốn này làm biểu tượng cách mạng.

            Từ thời chống Pháp đã xuất hiện bài ca ca ngợi “Cụ Mao Trạch Đông cụ Malencop, yêu hòa bình tổ quốc chúng ta…”. Cả ông Kim Nhật Thành đâu bên xứ củ sâm cũng đường đường xuất hiện trên phông khán đài cho mọi người thỏa lòng sùng mộ.

            Trùm Tố Hữu là ngọn cờ đầu về thơ ngợi ca lãnh tụ ngoại. Với Lenin thì “Nhà  Lenin ở Gorki. Khi tôi đến người vừa đi. Người rất bận…”. Tán thán cảnh  hồng quân viện Triều, coi Mao Trạch Đông còn hơn cha nữa: “Ơi anh hồng quân. Con bác Mao đã tới…”. Đặc biệt  là những vần thơ ca ngợi Stalin, con người mà ngay nước Nga cũng xem là hung thần ác quỷ: “Yêu biết mấy khi con tập nói. Tiếng đầu lòng con gọi Stalin… Thương cha thương mẹ thương chồng- Thương mình thương một  thương ông thương mười…”. Thật xứng danh ông tổ thi nô!

            Chế Lan Viên, người được xem là nhà thơ chính luận,  trí tuệ sắc sảo cũng hót ngọt ngào “Bác Mao không ở đâu xa”, sướt mướt : “Stalin đã mất! Đ/c Stalin đã mất! Thế giới  không cha nặng tiếng thở dài”. Tôn quỷ làm cha thế giới, hết nói nổi tay này!

            Xuân Diệu cũng trổ tài cung tán Stalin: “Từ bao lâu yêu Người tận tủy xương- Tiếng khóc đây là tất cả can trường…”. Thi nô này  không ngại ngùng tán đến cả Chu Ân Lai:  Tiễn đồng chí Chu Ân Lai lên máy bay- Sống mũi cay cay như ăn rau cải- Nước mắt tự nhiên cứ rơi xuống mãi...”, tởm còn hơn đờm rãi, nghe vãi!

            Trong trường tán trận nịnh này, Tế Hanh  nhà thơ của  Nhớ con sông quê hương quyết không bỏ lỡ cơ hội, xông vào ca điệu Tàu: “Quê hương lãnh tụ mây thêu nắng- Thấy mặt trời lên nhớ bác Mao”.

             Hoàng Cầm cũng vắt hết tâm can cung tán Stalin tận mây xanh: "Tôi tự hỏi: Phải chăng Người đã chết? Không! Stalin! Người thầy bất diệt… Người còn đây trời vẫn chói vì sao- Người không chết! Người cha yêu hiền hậu"... Công hót to đến thế mà sau này cũng bị đày cho lên bờ xuống ruộng, tội nghiệp!

            Và tội nghiệp nhất là tác giả Tiếng thu, không chịu làm con nai vàng ngơ ngác, thấy  người ta nâng nịnh có lý quá liền quyết lên gân, phùng mang trợn mắt nhảy vào tán ngay Kim Nhật Thành: “Tay đưa cao thét nổ mặt trời- Lời vang vọng hô to Kim Chủ Tịch”… Nếu Kim Dong Ủn đọc được mấy vần thơ ca ngợi ông nội  mình, biết đâu y sẽ ký  tặng huân chương cho đấy!

 

16-3-22

 

1 nhận xét:

  1. Facebook, 24-3-22,35L,6bl, 6cs
    Long Nguyencuu-Lãnh tụ trong lòng người dân mới là lãnh tụ !
    Quang Canh Nguyen-Cũng là một phương thức để khai triển và xử dụng một xã hội nô lệ .
    Tien Tran-Sùng bái lãnh tụ là đặc sản của xã hội độc tài
    Tram Lequang- Tác giả đúng là tinh tường, phục sát đất.
    TLKT,30L, 10BL, 4CS
    Một Thời Để Nhớ- Tiểu Hùng Tinh Thầy dẫn chứng nhiều câu thơ của các thi nô mà bấy lâu em vẫn chưa biết được. Do tài hèn trí mọn nếu không em cũng ráng vắt óc viết ít câu để ca ngợi Mác-Le -Mao- Xta cho nó oách thầy nhỉ!

    Trả lờiXóa