Dựa
vào trâu, một loạt từ mới trong tiếng Việt được hình thành. Cái gì to hoặc gắn
với con vật này thì ghép tiếng trâu vào. Ớt
sừng trâu là loại ớt trái to, cong cong tựa sừng trâu chảng. Chuồn chuồn
loại to nhất là chuồn chuồn voi, thứ đến chuồn
chuồn trâu và bé nhất là chuồn chuồn kim. Đĩa trâu, ruồi trâu (lằng) đều to, bám hút máu lại còn tiếm dụng
danh nghĩa trâu. Ngoại lệ có chén mắt
trâu chắc là loại chén nhỏ nhất? Dưới âm ti có quỷ đầu trâu mặt ngựa, trên trời có Ngưu
Lang đều mượn danh trâu. Cộ là loại
xe có hay không có bánh do trâu kéo, còn gọi là cộ trâu. Xe châu là loại xe như
có dát vàng dát ngọc dành cho người sang quý ,“Xe châu dừng bánh cửa ngoài” (Kiều) mà đọc thành “xe trâu” thì hỏng to!
Trong sinh hoạt, ngôn từ ăn theo trâu không thiếu.
Xe ngốn xăng như ngốn nước lã, rượu đế mà chơi cái một
cái một cấp tập hết cả lít, bia nốc từng thùng như trâu uống nước thì Lưu Linh cũng sợ. Nhập bàn trà quạu mà ực như ực trà đá sẽ được lên hàng ngưu ẩm liền.
Người
ta được, mình không, nó gặp thời tung hoành còn mình thất thế, trâu buộc ghét trâu ăn, tức khí. Khắc
tính khắc nết hay cự cãi là chuyện nhỏ, mất đoàn kết tới mức không đội trời
chung như trâu đen trâu trắng là
chuyện nghiêm trọng. Đầu sỏ triệt hạ nhau
lính lác vạ lây, trâu bò húc nhau
ruồi muỗi chết. Cố vươn lên thay đổi vị thế nhưng phấn đấu mãi vẫn dậm chân
tại chỗ đâm ra bi quan, chán chường than thở: mài sừng cho lắm cũng là trâu. Có cái chết da ngựa bọc thây bi
tráng vẻ vang, cũng có cái chết lãng xẹt. Nhiều người có cả quá trình sống đẹp,
thách thức khó khăn to lớn thì vượt qua mà cuối cùng ngã quỵ trước những cám dỗ
thấp hèn, hư hỏng sa đọa, vướng vào tội tù, ao
hồ không chết chết vũng trâu đằm. Có khi người ta còn bảo là chết bãi cứt trâu. Ngôn từ đến chỗ này
thì xin hết lời bình, không còn gì mà không ăn theo trâu nữa!
Sai đâu sửa đấy, sửa đâu sai đấy, sửa một hồi trâu lành thành trâu què chỉ còn nước
đem làm thịt chia phần. Nhiều công ti cơ sở làm ăn thất bát không lo chặn, cứ
bơm tiền tiếp cho khắc phục, khắc phục đến sụm bánh chè rồi đem chia chác.
Nhiều cơ sở chết rồi, xử lí dằng dai mãi hoài không xong, chôn không được, trớ
trêu chưa?
Món văn hóa giáo dục có ăn theo trâu không? Xin thưa :
Có!
Chọi dế, chọi cá lia thia không đã thì chọi gà, cao hơn
có chọi trâu. Chọi trâu, đâm trâu thành lễ hội văn hóa đàng hoàng. Đem đàn gảy tai trâu khác gì nói chuyện lẽ
phải với đầu gối. Dốt siêu hạng thường bị rủa ngu như trâu, có điều ai mắng kệ họ, thầy không được mắng trò như
vậy vì trò không ngu, thầy ngu thì có! Trước đây, nhiều nơi trường ốc tre lá
tạm bợ, các thầy bực bội than thở trường
gì như cái ràn trâu. Bây giờ thì
trường ốc khang trang rồi nhưng lương cứ hẻo, các thầy cũng phải tất bật cày. Cày trong cày ngoài, cày ngày không
đủ tranh thủ cày đêm. Khi nói cày tức
là tự trâu hóa, không
như trâu thì cũng ăn theo trâu rồi!
Cách đây đúng một giáp, Tử này có truyện Con trâu chung đăng trên báo xuân Thanh
Niên. Đại thể: Trâu họ Vương và trâu họ Lý húc nhau, trâu họ Vương chết, họ
Vương đem chuyện kiện lên Bao Công. Bao Công phán về xẻ thịt con trâu chết chia
nhau mà ăn, con trâu còn lại hai nhà cày chung. Hai bên nguyên bị đều phấn khởi
vì phán quyết sáng suốt của Bao Thanh Thiên. Từ khi có con trâu chung, biết bao
vấn đề đặt ra: Nào đặt cái ràn trâu trên đất ai, chia phiên cày, chia phiên
chăm sóc thế nào, ruộng anh nhiều ruộng tôi ít thì cày chừng nào cho công bằng,
mỗi lần cho trâu ăn phải cắt bao nhiêu kí cỏ, trâu bệnh ai ra tiền thuốc…Bởi trâu
chung nên đến phiên nhà ai thì nhà đó tranh thủ cày tới số, ai cũng nghĩ không trâu riêng gì mình mà bõ công chăm sóc,
trâu chỉ còn da bọc xương. Tranh chấp đến từng bãi phân trâu, phải cân đong đo
đếm, chia sao cho thật đồng đều…Hai nhà ngày đêm họp hành đấu khẩu không dứt.
Trong khi đó, do đói khát, lao nhọc quá độ, con trâu chung ngã quỵ. Đem xả
thịt, chia mỗi nhà một mớ thịt da dai nhách, hầm suốt buổi mà nhai bở hơi tai
không xuể, nhổ uổng đành phải nuốt trọng. Trâu
chung trâu chạ ra trâu chết!
Ăn theo trâu đủ thứ thế tình yêu có ăn theo trâu không?
Thưa: Có ngay! Tới liền!
Chuyện xửa chuyện xưa, Ngưu Lang (chàng trai chăn trâu) siêng năng được Trời thương gả
cháu mình là Chức Nữ cho. Hai người quyến luyến ngày đêm bỏ bê chuyện chăn trâu dệt cửi, Trời giận đày hai
người ra hai bên bờ sông Ngân. Mỗi năm chỉ cho quạ đội đá bắc cầu cho gặp một
lần vào đêm Thất tịch- 7 tháng 7. Gặp gỡ trong nước mắt, chia li trong nước
mắt, nước mắt của cuộc tình khổ đau dệt thành mưa ngâu thấm đẫm đất trời. Bám
trâu là hạnh phúc, quên trâu là bất hạnh đấy! Alô, nghe rõ chứ Ngưu Lang!
Lấy vợ lấy chồng phải lên phương án, tính toán. Xa thì
tốn kém, biết người biết mặt nhưng quá trình lịch sử yêu đương của họ trải qua
bao nhiêu thời kì, bao nhiêu giai đoạn, mấy lần thay đổi thương hiệu, từng quan
hệ làm ăn với đối tác nào, có thế chấp ở đâu chưa mà kí hợp đồng? Chi bằng gần,
nhất cự li nhì cường độ, cận đâu xâu đấy, dưới trung bình một chút cũng là người đẹp, nắm chắc cái lí
lịch trích ngang của đương sự thế là yên tâm. Phương án trâu ta ăn cỏ đồng ta xem ra tối ưu. Nhiều vị già mà ham cứ thích cưa sừng (trâu) làm nghé, trâu già khoái gặm
cỏ non, gặp trúng gái mười bảy bẻ gảy
sừng trâu thì hết đường húc.
Và cuối cùng, Bút tui cũng ăn theo trâu luôn, cày cho được bài này không biết có ai
đọc cho hay quẳng luôn vào giỏ rác?
11/08
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét