- Ngươi
hãy xem dưới trần gian có chuyện gì oan khuất không mà tiếng khóc nghe lạ lùng quá!
Nam Tào
bay xuống thị sát, một chốc về báo lại
là đá khóc. Ngọc Hoàng ngạc nhiên:
- Sinh
linh khóc nước mắt ngập bốn đại dương chưa đủ sao mà đến loài vô sinh như đá
cũng khóc. Chuyện xảy ra ở đâu, sự vụ thế nào?
- Dạ ở
huyện Chư Sê (Gia Lai) vùng Tây Nguyên nước Việt ạ! Thần dọ hỏi có phải ngươi
bị đập cho nát, bị chẻ, bị cưa đau đớn mà khóc không thì đá bảo phận đá, chịu cắt chịu đập chịu ghiền chịu
đằn là chuyện thường, vinh hạnh thì được đặt vào nơi cao sang làm vật trang trí
không thì lót đường cho thiên hạ đi cũng là bổn phận, có gì mà khóc. Khóc bởi
mình là hòn đá vô tri chứ đâu phải tội phạm nguy hiểm mà quan đầu huyện Chư hết nay cưỡng chế thì mai giam giữ. Họ thành lập bộ sậu với đầy đủ súng ống dùi cui xe xúc xe
cẩu rầm rộ cưỡng chế bắt con về huyện rồi
nhốt trong cũi sắt giam giữ, oan ức quá! Con là hòn đá vô tri hiền lành
sao bị đối xử như súc vật, bị bỏ vào cũi, đặt chình ình giữa sân Ủy ban Huyện
giam như giam thú dữ để mọi người xem, nhục nhã
cho con quá!
Không
tin nổi vào tai mình, Ngọc Hoàng dằn giọng:
- Sao
lại có cái chuyện cưỡng chế rồi giam nhốt một cách quái lạ như vậy, cái cũi này
nếu có thì phải để dành cho bọn người ra lệnh giam hòn đá chứ đâu phải dành cho
hòn đá, phải đập nát cái cũi và giải phóng ngay hòn đá!
Nam Tào
vội vàng quỳ tâu:
- Theo
ngu ý của hạ thần thì nên giải phóng hòn
đá còn giữ nguyên cái lồng lại xem như
một chứng tích lịch sử cần bảo tồn bảo tàng. Trên đó ghi: Nơi đây, với cái cũi này, Ủy ban
huyện Chư đã từng giam nhốt hòn đá. Đây là một
việc từ cổ chí kim, từ đông sang tây chưa từng có, một việc mà trí óc dẫu phong
phù cỡ nào của người bình thường cũng không thể tưởng tượng nổi.
Ngọc
Hoàng nhất trí sai Trư Bát Giới xuống chỉ đạo giải quyết.
5-
2012
Tin mới nhận (9-2013):
Nghe đâu đã tịch thu đá còn xử phạt dân, bị dân kiện ra tòa, chính quyền sở tại
giao hòn đá tang vật cho Bảo tàng rồi sau đó đem trưng bày tại quảng trường
trung tâm TP Pleiku. Ngoặt trăm tám chục độ, hòn đá tù nhân được đổi đời “phong
thánh”, nhảy lên bệ tượng, ngự nghênh ngang cho mọi người tha hồ chiêm bái.
Chắc cũng nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của ngài Trư Bát Giới mà được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét