Ảnh internet
Ăn nhậu là
hiện trạng ngày càng phổ biến. Từ giới bình dân đến thượng lưu, dân giả đến
quan chức, tư gia đến công sở...Giỗ chạp ma chay, đầy tháng, thôi nôi, lễ lược,
tân gia, lên lương, gặp gỡ, vui buồn... việc gì cũng có thể thành cái cớ gầy
tiệc. Đủ cách: mời, gài, nài, ép uống... Người lớn, thậm chí vị thành niên, phụ
nữ cũng tham gia nhậu nhẹt.
Tác hại của
ăn nhậu say xỉn là quá rõ: gia đình li tán, quậy quạng đâm chém, tai nạn giao
thông, bệnh tật... Nước lớn mạnh như nước Nga vẫn phải báo động đến nạn uống
rượu làm suy nhược dân tộc và ra nhiều biện pháp hạn chế có tính cưỡng bức vẫn
chưa có hiệu quả.
Phải thừa
nhận chuyện ăn nhậu, bia rượu có tác dụng nhất định trong quan hệ giao tiếp,
tạo sự cởi mở thân tình, tạo không khí vui vẻ trong đám tiệc, gặp gỡ... Trong
những sự kiện này mà thiếu bia rượu thì cũng mất vui, nhất là đối với nam giới.
Có điều đề
cao việc ăn nhậu thành văn hóa thì khác
gì cổ động cho việc ăn nhậu, xem ăn nhậu là chuyện đương nhiên, phải vậy trong
giao tiếp, không ăn nhậu vô hình trung bị xem là thiếu văn hóa. Gặp gỡ thì phải
ăn nhậu, chưa say chưa về, uống cho đến khi nào ói ra mới thực tình thiệt bụng.
Thực ra thì ít ai xem ăn nhậu là chuyện
nghiêm túc mà chỉ xem là chuyện vui chơi với nhau, những chuyện nói trong bàn
nhậu cũng để vui đùa đá bổng đá bỏ không đáng tin cậy vì rượu nói, rượu hứa.
Ngăn cản còn
chưa hạn chế nổi, nội việc quảng cáo cho bia rượu tràn lan như một hình thức
khuyến khích uống rượu đã là vấn đề nhức nhối. Bây giờ đề cao nó thành văn hóa
để núp bóng, biện hộ cho chuyện ăn nhậu say sưa, nhân tố dẫn đến những hậu quả
mất văn hóa thì thực khó chấp nhận. Thứ tác hại văn hóa, có khi làm mất cả tính
người thì làm sao có thể đề cao như một thứ văn hóa!
Chỉ có thể
nói: Ăn nhậu chỉ thi thoảng, phải chừng mực để giữ gìn tư cách, giữ gìn văn
hóa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét