MỤC LỤC BLOG

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

NGHỊCH NGỮ (Chữ nghĩa)


TIỂU HÙNG TINH
 Ảnh internet 

          Cách nói năng nghe như ngược đời do những yếu tố đối kháng, ngược lại với nhau, không tương hợp nhưng lại gắn với nhau, đi với nhau tạo thành nghịch ngữ.
          Nói xấu dễ sợ, ác dễ sợ thì thuận xuôi rồi thế nhưng người ta vẫn nói đẹp dễ sợ, hiền dễ sợ. Đẹp, hiền thì dễ yêu dễ mến, sao lại dễ sợ?
         Biết là ngược đời nhưng người ta vẫn nói vậy. Đẹp dễ sợ, hiền dễ sợ là rất đẹp, rất hiền, dễ sợ bị biến nghĩa, hiểu theo nghĩa ngược lại. Thôi thì ngon dễ sợ, hay dễ sợ, sạch dễ sợ, ngon hết biết, đẹp tà luôn
          Kết hợp một trạng thái tốt với một trạng thái tốt, trạng thái xấu với trạng thái xấu là điều dễ hiểu thế nhưng kết hợp ngược lại, nghịch  như vậy vẫn được chấp nhận để tăng sự chú ý và khả năng biểu cảm.  Cho hai trạng thái đối nghịch “chung sống” với nhau, dùng cách ngược nghẽo để tăng tính biểu cảm, làm nổi bật trạng thái muốn biểu đạt, ngược vậy vẫn được dùng như thường. Nghịch ngữ ấy mà!


1 nhận xét: