TIỂU TỬ VĂN
Ảnh internet
Báo
Thế Giới số 25 (tháng 6/2004) trong mục Tranh luận có ý kiến cho rằng nói “Vắng
chủ nhà gà mọc đuôi tôm” là không đúng, phải sửa lại là “vọc niêu tôm”.
Đến báo Thế Giới số 47
(tháng 11/2004) lại có bài “Vọc đuôi tôm ở Liên Hiệp Quốc”.
Đến số 49 (tháng
12/2004) lại có ý kiến cho rằng “vọc đuôi
tôm” sai, phải “vọc niêu tôm” mới
đúng.
Thực ra, nói “vọc niêu tôm” hay “vọc đuôi tôm” đều không hợp lí mà phải nói “mọc đuôi tôm” (xem “Chúa
vắng nhà gà mọc đuôi tôm”, Tục ngữ Phong dao Việt nam của Ôn Như – Nguyễn
Văn Ngọc, Tp HCM, 1991, mục từ 233).
Xưa, dụng cụ kho nấu
đa phần bằng đất nung, không ai nấu tôm trong niêu (nồi nhỏ), niêu để nấu
cơm nấu nước (niêu cơm, niêu nước), còn tôm cá thì kho trong trách. Vọc là động
tác giỡn phá, nghịch ngợm, gà thấy tôm ngon thế thì mổ nuốt chứ vọc gì!
Nói “gà
mọc đuôi tôm” mới hợp lí. Ai từng
nuôi gà đẻ mới biết tập tính gà con. Khi bầy gà con hú (mọc) đuôi tôm (mọc lông
cứng sau phao câu, úp chéo lại như đuôi
con tôm) tức là sắp rã bầy (tách, tẻ bầy). Thời gian
này, gà con sẽ mổ cắn, đá nhau lung tung quyết liệt trong vài ngày để phân ngôi thứ. Gà
mọc đuôi tôm là vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét