MỤC LỤC BLOG

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

ÔNG NGHÈ ÔNG CỐNG LÀ AI ?


TIỂU TỬ VĂN
Ảnh internet

            “Em là con gái đồng trinh!

            Em đi bán rượu qua dinh ông nghè…

            Vậy thì : “ông Nghè” chỉ là ông quan chứ đâu  phải là “quan làm việc trong các đền các nhà vua” cũng chẳng phải “tiến sĩ”.
            Còn “ông cống”  là học vị đỗ sau trạng nguyên, bảng nhãn rồi mới tới hương cống”. (Phạm Văn Bưởi, mục Bạn đọc (Ai biết mách giùm), bài Ông Nghè, ông Cống là chức gì? Báo Thế Giới số 163 (29.11.2004), trang 18)

            Hãy đọc Từ điển Tiếng Việt (Viện KHXH, Viện Ngôn ngữ, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992) mục từ NGHÈ: “Từ  dùng trong dân gian để gọi người đã đỗ tiến sĩ thời phong kiến” (trang 670). “Ngày xưa, người đỗ tiến sĩ đều được gọi là ông nghè, được vinh quy, cả tổng phải rước về làng” (Xem mục Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, GS Nguyễn Lân, KHXH, HN, 1993, trang 68).
            Thế mà dám mách cho người ta là “ông Nghè chỉ là ông quan”, “chẳng phải tiến sĩ”. Liều thật!
            Sau trạng nguyên, bảng nhãn phải đến thám hoa đã. Đó là những người đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ. Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa không phải là học vị mà là danh. Đệ nhất giáp đệ nhất danh (đỗ đầu) gọi là trạng nguyên,  đệ nhất giáp đệ nhị danh (đỗ thứ hai) gọi là bảng nhãn, đệ nhất giáp đệ tam danh (đỗ thứ ba)  gọi là thám hoa. Sau các tiến sĩ đệ nhất giáp là các tiến sĩ đệ nhị giáp rồi tiến sĩ đệ tam giáp. Đây là danh vị và học vị dành cho những người đã đỗ trong kì thi hội.
            Ông cống (cống sinh) không phải là học vị mà là người có học vị hương cống (đỗ hương cống là đỗ tứ trường kì thi hương- từ 1825 về sau gọi là cử nhân).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét