MỤC LỤC BLOG

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

CHIA PHẦN RƠM (chuyện xưa chưa cũ)



TIỂU HÙNG TINH
butnguyentu.blogspot.com



          Ở Quảng Trị và nhiều vùng khu IV trước đây không có thói quen suốt lúa hay đập lúa mà đạp lúa. Lúa chất  thành từng vòng từ vài chục đến hàng trăm bó gọi là giã rồi cho một hai con trâu lên đi quanh dẫm đạp. Đạp qua một lần, xảy ra tấp lại cho trâu đạp tiếp sau đó xả tách ra rơm riêng lúa riêng. Từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành khoảng năm tiếng.



          Rơm  cho trâu bò ăn những ngày lụt lội và nhất là dùng làm chất đốt nên rất cần và phải chia. Lúa làm ra nhưng dân không làm chủ, chỉ được phân chia một phần còn thì đi nghĩa vụ, giá thu mua nhà nước rẻ mạt như lấy không mà người làm ra thì đói, phải giành lại một phần. Không biết kinh nghiệm từ đâu người ta nhá nhau xảy lúa hột hất vào rơm càng nhiều càng tốt. Rơm cũng chia theo lao động. Đạp lúa xong, nhà nhà quang gánh tới nhận rơm. Không rút vì rút thì lúa rơi hết, người ta cẩn thận nhẹ nhàng bưng từng mảng rơm bỏ vào gánh đem về nhà và bắt đầu giũ lúa ra.

          Một cơ chế đẩy người lao động vào chỗ  ăn cắp, trớ trêu thay lại ăn cắp ngay chính thành quả của mình, ăn cắp kín đáo nhưng phổ biến lại mang tính tập thể rành rành, sống chung với nó, quen thuộc với nó tới mức như là tập quán. Rõ ràng thói làm ăn cá thể lạc hậu không thể nào có được, món chia rơm này chỉ xuất hiện trong kiểu làm ăn tập thể xã hội chủ nghĩa ưu việt thôi!
          Trớ trêu là thế mà cứ ca  "Dân có ruộng dập dìu hợp tác, Lúa mượt đồng ấm áp làng quê" (Tố Hữu). "Có ruộng" hay mất ruộng, "dập dìu" hay tiêu điều, "ấm áp" hay tan tác? Ca nữa đi! Ca tán mà không hề nghe tiếng ta thán kêu ca!
         


1 nhận xét:

  1. 7 tháng 4, 2016Từ Facebook
    Van Long Hung Chính xác ! Làng mình cũng rứa
    3 tháng 6, 2016
    Van Long Hung Mình thích bài chia phần rơm. Y chang như lúc mình cùng anh em tổ đạp lúa (trâu đạp) xảy rơm ở ngoài làng. Hồi nớ có câu vè : hợp tác hợp te, không có miếng vải mà che cái l... .
    8 tháng 1, 2019Long Ngo, Tri Diep and 15 other-3 Shares
    Hy Vo Làm ăn tập thể, giàu đâu chả thấy mà tạo ra những con gian dối, đi ngược lại bản chất của con người. Nhân chi sơ tính bản thiện mà. Ôi thiên đường. Cái thiên đường đó tiến lên hay tụt lại? Ai cũng hiểu.
    Vũ Mạnh Hùng Đấy là người nông dân. Người công nhân cũng vậy, tuỳ theo từng cơ quan xí nghiệp mà người công nhân cũng phải tí toáy tí mẻ để sáng ra còn có chén nước chè với điếu thuốc.
    Tuong Vu Thiên đường của những người mù lãnh đạo. Thằng mù dắt tay thằng sáng nhưng câm đi xuống hố
    Nguyễn Công Phượng Ngày đó đói khổ lắm nông nghiệp đóng đủ thuế, rồi nghĩa vụ vv... rồi mới chia cho người làm, người làm ra hầu như chỉ còn được hưởng cái rơi vãi ở rơm thôi...

    Trả lờiXóa