MỤC LỤC BLOG

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Thiếu QUÊ HƯƠNG


TIỂU HÙNG TINH
ảnh internet
Kết quả hình ảnh cho quê hương
Người Quảng Trị, nghề dạy học, tha phương cầu thực, trôi dạt về tận miền Tây Nam bộ.
Trở ngại lớn nhất là việc nói năng. Âm giọng Quảng Trị nặng, càng cố nói cho rõ người ta càng lắc đầu bảo nghe không kịp đành phải nhại theo âm giọng Nam bộ.  Cẩn thận uốn giọng theo dữ lắm còn bị chê khó nghe. Mỗi lần giảng bài cho học sinh thì phải như đọc từng chữ, hết cả hứng thú.
Chỉ cần nghe giọng là người ta nhận ra ngay mình không phải dân tại chỗ đã đành, dân Nam bộ cũng không mà là dân khác xứ. Rồi về quê, ai cũng bảo sao bây giờ nói năng khác thế, nó không còn là dân xứ mình nữa.
Đất khách không dung, quê mình không nhận, tôi thành kẻ bơ vơ thiếu quê hương.

2- 2016        

1 nhận xét:

  1. Facebook- Like: Nguyễn Thị Lợi, Anh Tăng Thu and 11 others

    Hồng Phong Thực tế có khác. Việc nầy có thể ví " quê hương là chùm khế vừa chua vừa ngọt.."

    Van Long Hung Thực ra dân Nam bộ cũng gốc gác từ ngoài miền Trung vô lập nghiệp từ thời chúa Nguyễn, ở lâu sinh con đẻ cái rồi nói giọng Nam bộ thôi. Bạn cứ ở Sóc Trăng , con cháu bạn thành người Nam bộ , he.... he, lúc nớ gọi là đi dìa chứ không phải đi về.

    Trieu Hoang Rứa là lưu vong ngay trên đất nước mình !
    Hay là Việt kiều tại chỗ ?
    Ai vẹ thiếu kiên định lập trường ! He he...

    Đình Chung Tôi rất đồng cảm với bạn, mình cũng từ miền Trung vào dạy học ở Sài Gòn đã 40 năm . lâu rồi thì mình cũng quen mọi người yêu thích !!!!

    Trả lờiXóa