MỤC LỤC BLOG

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

NHẦM LẪN TAI HẠI (chuyện xưa chưa cũ)


Kết quả hình ảnh cho lạc đề

TIỂU HÙNG TINH

ảnh internet


          Tế đổi làm Cao nên sự thế
            Kiện trông ra tiệp hỡi trời ơi!
            Đó là hai câu  thơ Tú Xương kể lí do mình thi hỏng. Thứ nhất là do đổi chữ lót Tế Xương thành Cao Xương, thứ hai là do nhìn gà hóa cuốc, chữ (Hán) kiện thành tiệp, hiểu sai nghĩa từ kéo theo hiểu sai ý, hỏng bài, thi rớt.
            Trong quá trình đi học, ai mà chẳng một vài lần hấp tấp nhìn lộn con chữ đọc nhầm con số, đọc nhầm câu này câu nọ  dẫn đến hỏng bài  làm. Cho nên, thầy cô thường nhắc nhở bình tỉnh đọc kĩ đề trước khi làm bài nhất là  những khi thi cử, những thời điểm mà lẫn lộn sẽ sinh tai họa không thể khắc phục.


            Năm 1973, anh bạn tôi thi vào Đại học Sư phạm Huế, gặp đề thi yêu cầu bình luận câu  Lương sư hưng quốc. Không biết anh ta quớ quít chủ quan sao đó lại đọc thành Lương sư hung quốc, cứ thế tán. Bởi đọc thành hung quốc, anh ta suy ra nước gặp điều dữ, nước loạn từ đó truy ngược ra lương sư (không phải là thầy giáo tốt, mẫu mực, có lương tâm chức nghiệp) mà là thầy giáo bất lương. Thầy giáo bất lương dẫn đến nước loạn. Khi về đến phòng trọ, anh ta còn oang oang bài mình làm xem như giải mã được đề, trúng tủ, bạn bè nín cười không nổi, chỉ ra cho, anh ta mới hỡi ơi.
            Anh ta “ao” kì thi này và đi lính, không bao giờ có điều kiện học sư phạm nữa. Chắc các vị giám khảo biết anh ta lạc đề nhưng vẫn đọc thậm chí đọc đi đọc lại rồi chuyền cho nhau xem bài anh ta để có  một bữa cười no bụng.
            Thực là một phút bất cẩn, công lao đổ biển.

2- 2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét