MỤC LỤC BLOG

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

TỒN NGHI ĐÂU THẤY CHỈ THẤY ĐÁNG NGHI


TIỂU TỬ VĂN
Ảnh internet
Kết quả hình ảnh cho dốt hay nói chữ
          Trong Phụ bản Thơ của Hội nhà văn, số 23 (5-2003), Trần Kỳ có bài Bài thơ Tây tiến và những tồn nghi. Tồn nghi thế nào, tác giả viết:
            “Quang Dũng đúng là “Thần Thi”, “Thánh cú”. Lại nữa… Quân xanh màu lá giữa oai hùm…
            Trong thi ca đông tây kim cổ xưa nay, người ta đã nói tới “hổ oai” hoặc “hổ trường khu cơ” để nói về sự oai dũng của các vị tướng. Quang Dũng lại nói cái oai hùng của người lính lúc yếu đau. Lạ thật”


- “Thần thi” (thơ của thần), “Thánh cú” (câu của thánh) là viết về Quang Dũng hay thơ Quang Dũng? Nếu viết như tác giả  sẽ đảo lộn cú pháp tiếng Hán  thành ra  Thần về thơ, Thánh về câu. Rõ viết lách trật chìa, nhập nhằng- đáng nghi!
- “Trong thi ca đông tây kim cổ xưa nay”, đã  “kim cổ” lại còn xưa nay rườm rà.  Luộm thuộm mà ưa đại ngôn- càng đáng nghi!
- “Quân xanh màu là giữa oai hùm”, viết thế này không biết tác giả dựa vào cứ liệu nào? Còn bản xưa nay vẫn viết “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”. Học trò thường đọc  ẩu và chép sai thành “dữ oai hùng” làm câu thơ bị lố, thất thần. Nay ông Kỳ  lại xướng “giữa oai hùm” để “nói cái oai hùng  của người lính lúc yếu đau”. Thật ra, “Quân xanh màu lá dữ oai hùm” nên hiểu là  đoàn quân thiếu thốn bệnh tật (về thể xác, vật chất) nhưng tinh thần, khí chất vẫn mãnh liệt. Thật sự đáng nghi!
- Ghi “Hổ trường khu cơ” không đúng mà phải ghi Hổ trướng khu cơ. Trướng: Màn trướng (màn hùm) nơi tướng soái ngồi chỉ huy có căng bộ da cọp (“Trướng hùm mở giữa trung quân” (Kiều)). Còn Hổ trướng khu cơ là tên bộ  binh pháp của Đào Duy Từ . Lẫn lộn lung tung thế này đáng nghi quá!
Gỡ rối càng làm cho rối thêm. Tác giả  cho rằng bài thơ Tây tiến có những tồn nghi, viết để giải nghi nhưng qua chưa đầy hai đoạn mà đã quá nhiều điếu đáng nghi. Đáng nghi về sự hiểu biết của tác giả đã đành mà cũng đáng nghi về trình độ người biên tập.

2005


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét