Ảnh internet
1975- chiến tranh chấm dứt, dân làng tôi lục tục kéo về khai hoang phục
hoá, dựng tạm cửa nhà và gấp rút canh
tác để lấy cái ăn.
Năm đầu vừa khai hoang
vừa sản xuất theo đội. Mỗi đội khoảng chục gia đình, được phân cho một số
ruộng làm và tính theo công để chia
thành quả.
Năm sau, sản xuất theo
tập đoàn (nhiều đội) và ăn chia theo tập đoàn (người ta bình công chấm điểm cao
nhất là ăn 10, sau đó là 9, 8 hoặc thấp hơn sau mỗi ngày làm).
Năm sau nữa tiến lên
hợp nhất, sản xuất theo các tập đoàn và gom thành quả ăn chia theo cả thôn
(làng).
Năm sau nữa tiến lên
hợp tác xã bằng cách gom ba thôn (làng) lại, làm theo từng làng (gọi là miền)
rồi gom chung lại chia thành quả cho cả ba làng (toàn hợp tác xã). Định mức còn
gọi là cân đối mỗi lao động chính được 15kg lúa/tháng, lao động phụ 10kg
lúa/tháng. Còn lại đi nghĩa vụ tức là
bán cho nhà nước với giá 20xu/kg lúa. Với một lao động chính nông nghiệp mà chỉ
được 15kg lúa/tháng (khoảng 10kg gạo),
thức ăn cũng tính vào trong 15 kg lúa đó. Ăn thế này thì vác cuốc đã không nổi chứ làm sao mà cuốc?!
Bà già, trẻ con đi mót lượm lúa rơi
nhưng lại bị ban chủ nhiệm đuổi đánh cho là ăn bám. Ông chủ nhiệm còn tổ chức
đi bắt và tịch thu cá của những người ngoài biển vào bán vì sợ dân mua cá mà
đong hết lúa! Ai lao động đều đặn siêng năng, càng nhiều công càng bị thiệt.
Dân của làng càng nhiều ruộng càng thiệt. Đói, dân không thiết tha gì công việc,
chỉ làm cầm chừng và lãn công, kéo theo mùa màng thất bát.
Để kích thích, người
ta lại bày ra cách tính công điểm. 10 điểm được tính 1 công, khoán một công
việc bao nhiêu điểm, người nhận làm tích cực thì mau xong, được nhiều điểm và
ngược lại. Như vậy, mỗi lao động có thế làm một ngày được nhiều công, ví như
làm được 40 điểm thì tính bằng 4 công. Thực ra cũng như một cái bánh, chia mười
phần thì mỗi phần được lớn, bây giờ chia trăm phần thì mỗi phần còn tí ti, cũng
trong chừng đó thành quả ăn chia thôi. Dân đổ xô chạy theo công điểm, làm cho
nhanh để được nhiều điểm và sinh ra làm dối làm ẩu, mùa màng lại thất bát tới
mức suy kiệt.
Không những ở quê tôi
mà nơi khác cũng vậy. Có nơi tính ra 1
công (10 điểm) được 1 long lúa (chỉ vừa đủ cho con gà ăn).
Đói, phân nửa dân kéo
đùm nhau phiêu bạt vào nam, trôi dạt tứ tán.
March 23, 2016 Từ Facebook Van Long Hung Đúng như vậy, dân QT nói riêng, dân miền Trung nói chung dạt vô Nam kiếm sống, người thì vào Long khánh, Xà bang, Kim Long, kẻ thì lên Sông Bé, Bình dương v..v...
Trả lờiXóa29-3-20.Nguyễn Thị Lợi, Tinh Levan và 19 người khác7 lượt chia sẻ
Nguyễn Thành Thế lại đi các nước xin công nhận nền kinh tế thị trường, là sao?
Tân Văn Ngô HTX không làm mà cũng có ăn
Ngôđăng Hựu Còn gì nữa đâu mà khóc với sầu
Còn gì nữa đâu mà buồn với nhớ
Thôi hết rồi! Thôi hết rồi!
Quang Canh Nguyen Lịch sử lập lại ! Thâu tóm tài sản của quốc gia và sau đó thì hợp thức hóa quyền tư hữu tư liệu sản xuất , việc vẫn còn chưa xong .
Quang Thuan Nguyen Dinh ko biet ho muon dua dan toc vn quay lai cai gi vay , muc dich cua ho la gi
Quang Thuan Nguyen Dinh nghi lai thoi ky day ma nhu ac mong
Thanh The Vo Hop tac hop te,khong o manh vai ma che cai L..Hay Coi lam coi lum(non rach lam,can bo an het). Sau 1975 nguoi nong dan o cac HTX da noi nhu vay đo .!