MỤC LỤC BLOG

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

CƠM MÉM (chữ nghĩa)


TIỂU TỬ VĂN
butnguyentu.blogspot.com
Ảnh internet
et
          Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
            Miệng nhai cơm mém lưỡi lừa cá xương (Ca dao)

            Đó là hai câu ca dao. Thế nhưng trong bài Người mong làm má của Nguyễn Thị Thúy Kiều (Tuổi trẻ Chủ Nhật số 27-04 (1087) ngày 11-7-2004), “cơm mém” đã biến thành “cơm nắm” và giành tác quyền luôn cho nhà thơ Nguyễn Duy.

         Xin trích nguyên văn: “Trong từng thanh âm yêu kiều của con trẻ, con được nhớ lại má, nhớ những kỉ niệm ngày xưa, nhớ vô chừng vô đỗi chỉ không chỉ lúc “ngồi buồn”…”(*)
---------------------------------------------------
(*) Nhớ thơ Nguyễn Duy “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa. Miệng nhai cơm nắm lưỡi lừa cá xương”.

            Đúng ra là “cơm mém” (có vùng ở khu IV còn gọi là “cơm mem”) tức là cơm người lớn nhai nhuyễn rồi mớm đút cho trẻ con ăn. Động tác nhai cơm cho nhuyễn gọi là mém cơm (mem cơm). Nhiều thế hệ  trước đây lớn lên bằng cơm mém còn ngày này người ta cà cho nát nhuyễn cơm hoặc cho trẻ con ăn bột, ăn cháo, không cho trẻ con ăn cơm mém nữa vì mất vệ sinh.
            Còn “cơm nắm” (cơm vắt) là cơm chín còn nóng bới ra  rồi nắm (vắt) chặt lại để mang theo ăn khi đi làm việc xa không có điều kiện nấu nướng.
            Xin thưa:
                                                Coi chừng cơm mém lộn cằm
                                    Ca dao đem gắn vào hàm Nguyễn Duy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét