TIỂU
HÙNG TINH
Ảnh internet
Nói lái là nói khác đi một tổ hợp
hai ba âm tiết bằng cách chuyển đổi riêng phần vần, phần phụ âm đầu hoặc phần
thanh điệu, có thể đổi trật tự các âm tiết tạo thành một nghĩa khác để bông
đùa, chơi chữ hoặc châm biếm, thường tạo thành những từ có nội dung mới, bất ngờ.
“Đấu tranh” thành “tránh đâu”, “đầu tiên” thành “tiền đâu”, “chính phủ” - “chú
phỉnh”, “thi đua” - “thua đi”, “báo chí”- “bí cháo”…
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết
(các tiếng (âm tiết) rời khi nói năng) do vậy khả năng chuyển đối, lái rất
phong phú. Trong nói năng sinh hoạt hàng
ngày đã đành mà trong ngôn ngữ văn chương cũng không thiếu: Thầy giáo tháo giầy vấy đất vất đấy- Thầy tu
thù Tây cạo đầu cầu đạo… Chỉ cần đảo qua đảo lại một phần các tiếng (phụ âm
đầu,vần hoặc thanh) là tạo nên tiếng lái dí dỏm hiểm hóc.
Có giai thoại rằng lúc trẻ, Cao Bá Quát đang chơi bên hồ thì thấy
một bà chúa dừng kiệu liền lấy chân đá vào mấy cánh bèo. Bà chúa ngạc nhiên hỏi
thì Bá Quát bảo buồn đi đá bèo chơi. Nghịch chữ phạm thượng
nhưng bà chúa cho qua, không dại gì bắt bẻ.
Cụ Nguyễn Khuyến cũng chúa nghịch. Người học trò cụ có vợ chết, tới xin cụ ít chữ về treo cho khỏi tủi vong linh vợ. Cụ viết cho hai chữ “câu đối”, người học trò ngạc nhiên
không hiểu, xin thầy giảng thì cụ bảo: Câu đối là cối đâu, chày còn đó nhưng cối tiêu rồi. Lại chuyện làng bên thường
xuyên xảy ra hỏa hoạn, các vị bô lão liền biện một lễ xin cụ Tam nguyên đại
khoa ít chữ để về trấn yểm. Cụ lấy vải vẽ
cho một cái hình thuôn dài giữa thon hai
đầu nở bảo đem về treo lên nóc đình
làng. Lạ thay, từ đó hỏa hoạn không xảy ra nữa. Các cụ rồi cả làng không hiểu cụ
Nguyễn Khuyến cho chữ gì cả làng đọc không ra nhưng mà thiêng vậy liền biện tiếp
một mâm lễ sang xin giải thích. Nguyễn
Khuyến cười bảo: Chữ nghĩa gì đâu, đó là cái chày đứng, nói lái là đừng
cháy ấy mà!
Nói lái bằng cách chuyển đổi, xáo trộn
hai tiếng là bình thường. Người ta còn láy ba tiếng nữa. Chuyện Trạng Quỳnh lỡm
quan thị (một loại hoạn quan) về khoản nọ
rằng “làm sương cho sáo” (làm sao cho
sướng) bằng cách “tôi may ngón tóc”
(tôi móc ngón tay).
Bà Hồ Xuân Hương cũng xứng là bậc thấy
lái. Bà viết: “Đang cơn nắng cực chửa mưa
tè”. Bà còn chọc cả sư nữa: “Hỏi thăm
sư cụ đáo nơi neo- Tràng hạt lần tay đếm
lại đeo” (Chùa Quán Sứ). Nói lái hiểm nhưng nhuyễn tới mức tự nhiên.
Đàn bà dễ có mấy tay, chúa ma bà lỡm,
hiền nhân quân tử bà chọc, chồng chết bà không tha, đến cả bần tăng bà cũng chẳng buông thì chạy bà rồi. Nam mô
Phật, thiện tai thiện tai!
Facebook_ Like: 17 HongKong Nguyen, Nguyen Ngoc and 15 others
Trả lờiXóa