NGUYỄN VĂN HÙNG
Ảnh internet
Trước hết hãy nói về khái niệm. Định
nghĩa khái niệm phải rõ ràng , đầy đủ, một định nghĩa “gà mờ” làm méo mó nhận
thức, hiểu biết sai lạc sự vật. Thời cổ đại Hi Lạp, ở trường học của Platon
(429-348BC) đã định nghĩa “Con người là
động vật hai chân không có lông vũ”. Một triết gia theo trường phái
Antisthène (trường phái ngạo mạn, bất cần đời) nghe được vội bắt một con gà nhổ
hết lông, liệng vào trường, bảo đó là con người của Platon. Phản biện nhẹ nhàng
nhưng đập tan nát định nghĩa kia.
Một vấn đề có tính chất đánh đố, gây tranh
luận bất tận đó là quan hệ nhân quả giữa trứng với gà. Trứng có trước
hay gà có trước? Nếu không có quan điểm triết học vững vàng thì sẽ
tranh cãi bất tận. Vật chất vô tận về phương diện vĩ mô và vi mô, thời gian là
vô thủy (không có điểm bắt đầu) vô chung (không có điểm kết thúc). Nếu bảo rằng
có “cú hích” đầu tiên thì sẽ rơi vào siêu hình, rơi vào thần học, chấp nhận
thượng đế, hạn chế nhận thức và giới hạn khoa học. Chỉ có thể chọn thời điểm
bắt đầu và kết thúc một quá trình. Nếu bắt đầu từ trứng (A) thì trứng là nhân
của gà (B), đến lượt mình, gà (B) lại là nhân cho quá trình tiếp để tạo ra trứng
(A’)…và ngược lại. Dựa vào thuộc tính đứng im tương đối (tính chất tĩnh của sự
vật hiện tượng) để xác định nhận thức, đó là cơ sở của logic học hình thức.
Nhân sinh
ra quả, trong cùng điệu kiện, hoàn cảnh (duyên- chữ nhà Phật) nhất định thì
nhân nào cho quả nấy. Không thể lẫn lộn nhân với quả. Tiếng gà trong thơ Trần
Đăng Khoa “Gọi ông trời nhô lên rửa mặt” được khen là hay, là độc đáo. Gà gáy (nhân) -->
mặt trời mọc (quả), cái kiểu cóc kêu (nhân) chuyển động bốn phương trời (quả)
chỉ là nhận thức lộn ngược, lẫn lộn nhân quả. Cái độc đáo này chỉ được văn
chương và trẻ con chấp nhận. Không thể lẫn lộn nhân quả đã đành mà còn phải
thấy được quan hệ logic giữa nhân và
quả. Nhân (A) luôn liên hệ mật thiết với
quả (B). Cho nên nói “Gà gáy quái (A)
gái chửa hoang”(B) là vu khoát vì A
không liên quan gì đến B, không thể là nhân của B và ngược lại. Giữa hai khái
niệm này có quan hệ tách rời:
và ngược lại.
Nhiều người ghét văn chương sẽ bảo: “Muốn
nói lăng nhăng làm văn mà nói” là vậy!Trong tranh luận, phải thống nhất thuật ngữ, thống nhất chủ đề, không thì rồi “Ông nói gà bà nói vịt”, mạnh ai nấy phát ngôn và hiểu theo cách của mình, tranh luận thành cãi vả vô bổ. lại không thể “nhìn gà hóa cuốc” vì sẽ vi phạm luật đồng nhất. A là A, không thể nhầm hoặc cố tình đánh tráo A thành B (không A). Đây là luật cơ bản của tư duy logic, không thừa nhận thì không thể có nhận thức, mọi thứ sẽ lẫn lộn, rối rắm.
Dân gian có truyện vui về anh chàng tham ăn
dẫn đến suy luận phi logic, tạm gọi là “gà
giật”. Rằng anh chồng nọ tham ăn tục uống, vợ biết tính chồng, xấu hổ lắm!
Ngày nọ, nhà có tiệc mời khách, biết chồng ăn uống phàm phu, chị vợ lập một kế:
Cột sợi dây vào chân chồng rồi núp trong buồng mà giật. Giật một cái gắp một
miếng. Có khi, chi vợ lơ đễnh quên giật, anh chồng cứ chống đũa mà nhìn trân
trân. Trời xui đất khiến, không biết là may hay rủi, một con gà băng ngang
vướng vào dây giật… giật… giật…Anh chồng tưởng tín hiệu thúc giục của vợ ban ra
nên gắp lia gắp lịa…Ôi chị vợ khôn khéo kia đã đẩy chồng và tự đẩy mình vào chỗ bí, suy luận của họ có
điểm phi logic. Thể hiện qua sơ đồ: GIẬT (Gi) và GẮP (G)
Chị vợ tưởng có thể sắm cái khóa để khống
chế chồng té ra khóa dỏm. Quy ước giật
gắp kia không logic, tạo ra sự lẫn lộn.
Một chuyện trộm gà của Bút Nguyên Tử trên
báo An Giang,1995 kể rằng có một tay trộm gà chuyên nghiệp bị quan hình pháp
bắt và luận tội: Một ngày ăn trộm 4 con, mỗi tháng 30 ngày ăn trộm 120con, mỗi
năm mười hai tháng ăn trộm 1240 con gà (cỡ một trại gà), phải trị hắn tội xâm
phạm nghiêm trọng tài sản công dân. Tay trộm
gà năn nỉ xin được phấn đấu để tiến bộ.
Tháng đầu ăn trộm 120 con, sau đó mỗi
tháng giảm 10 con, hết một năm thì hoàn lương. Hình quan thấy chẳng cần giam
nhốt, chỉ giao tự phấn đấu, tự giáo dục mà chỉ trong 1 năm biến tên trộm gà
thành người lương thiện thì nhất trí. Có điều sau đó trộm gà nổi lên như rươi,
ai cũng ngại nuôi gà, sau một năm thì cả vùng không còn con gà nào cả. Tay trộm láu lỉnh kia đã đề nghị một phương pháp quy nạp đó là phép cộng biến
(biến đổi kèm theo): Biến đổi các điều kiện (Tăng hoặc giảm mức độ) sẽ kéo theo
sự biến đổi các hiện tượng tương ứng:
Hiện
tượng a (ăn trộm tối đa) xuất hiện trong điều kiện A (ăn trộm 120con/tháng)…
,, a1 (ăn trộm có giảm) ,, A1
(ăn trộm 110con/tháng)…
,, a2 (ăn trộm giảm tối đa) ,, A2 (ăn trộm 10 con/tháng)…
,, a3 (hết trộm, hoàn lương) ,, A3
(không còn ăn trộm)…
Hình
quan đâu ngờ rằng phép cộng biến trên đã kéo theo nhiều phép cộng biến khác:
Hiện
tượng a’ (Một kẻ ăn trộm không bị trị tội) xuất hiện trong điều kiện A’…
Hiện
tượng a’n (Nhiều kẻ bắt chước ăn trộm) xuất hiện trong điều kiện A’n...
Và
lại dẫn đến một cộng biến dây chuyền khác:
Hiện
tượng x (nhiều người nuôi gà) xuất hiện trong điều kiện Y (ít trộm)…
,, x1(nhiều người không nuôi gà) ,, Y1(trộm nhiều)..
,, x3 (không ai dám nuôi gà) ,, Y3(trộm
đầy rẫy)…
Không còn gà nữa thì lấy đâu trộm gà. Và
không còn ai nuôi gà nữa thì làm gì có chuyện mất gà. Không thể mất cái mà mình
không có!
Còn lối suy luận kéo theo (suy diễn
có điều kiện thuần túy):
Lối suy luận này dễ làm cho người ta suy
diễn quá trớn, khoác cho họ những việc chưa làm hoặc việc họ làm chưa gây hệ
quả đến mức đó. Có kẻ ăn trộm con gà, quan hình luật tóm được, phán: Ăn trộm gà
(A) thì rồi quen, ăn trộm bò cũng được (B) thì rồi giết người cướp của nó đâu
có từ (C). Không phải suy diễn mà từ tiền đề tưởng tượng ra hệ quả.. Rõ là chỉ chú ý logic mà không chú ý luận cứ. Mới
ăn trộm con gà đã phòng xa quá, khoác cho cái tội giết người cướp của. Nếu cứ
suy diễn kiểu này thì khéo mà tên trộm gà kia thành kẻ cướp nước, giết hại nhân
dân, thành kẻ xâm lược mất.
Nói về chứng minh. Chứng minh là
khẳng định tính chân thực của luận đề thông qua các luận cứ và lập luận. Muốn
biết luận đề có thể chứng minh được không thì phải xem lại tính chính xác, rõ
ràng của nó. Kẻ viết bài này từng đưa ra luận đề: Một bầy gà mà bươi giữa sân,
chết một con còn mấy con? Nhiều người học chuyên Toán đã trả lời là 12 vì “mà
bươi” là 13, chết 1 con còn 12. Ôi! Toán đố chứ đâu phải câu đố. Nếu một luận
đề không đầy đủ và mơ hồ như thế này mà
giải được thì “xiêu” Toán rồi, học gì nữa cho mất công.
Dân gian có chuyện con chủ nhà chuẩn bị đi
thi, Bò lo lắng nói với Gà: - “Nếu cậu chủ đi thi thì anh chết, cậu ta thi đậu
thì tôi chết”. Gà cười: - “Anh khỏi lo, chữ nghĩa cậu ta như tôi, óc đầu cậu ta
như anh thì đậu sao nổi. Phen này cậu ta không dám đi thi đâu”.
Cậu chủ này không đi thi thì Gà và Bò cũng
có thể chết vì nguyên nhân khác (vì cúm gà hoặc dịch long móng lỡ mồm, bò
điên…- biết đâu!). Khoan vội hí hửng mà coi chừng nguy cơ.
Xin mượn chuyện vui trên để kết thúc Logic
vui quanh chuyện Gà ở đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét