MỤC LỤC BLOG

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

CỬA NÈ



Kết quả hình ảnh cho cửa ngõ nhà quê nghèo
            Thầy dạy văn chúng tôi có lần  xuýt xoa mừng rỡ vì tìm được hai chữ “cửa nè” cho câu thơ mình.
      
            Nhánh nè chè (rào chắn) cửa ngõ. Vùng quê miền Trung những năm 60, đi đâu  người ta thường kéo nhánh tre rấp cửa ngõ lại, ý là báo nhà vắng người. Cửa nè vậy đó.
     
 Nguyễn Công Trứ trong  Hàn nho phong vị phú viết: “Đời thái bình cửa thường bỏ ngõ”. Nghe đâu thời cổ đại, con người chưa có lòng tham, của rơi dọc đường không ai thèm lượm. Ở Nam bộ trước đây người ta cũng ví lúa hàng tuần ngoài  ruộng, ở vùng cao, dân làm chòi trữ lúa khoai ngoài nương rẫy cách nơi ở hằng cây số đường rừng không mất.
Thực ra cụ Trứ giễu cái nghèo, “Bốn vách tường mo, ba gian nhà cỏ”, “Lục cực bày hàng sáu”, thì lấy gì để mất mà giữ. Nhà giàu mới cần của nẻo che chắn, nghèo của nả bao lăm mà sợ mất. Đúng thế!
Nhưng không bao lăm cũng là có của nả, sao không đề phòng lại còn kéo nhánh nè che cửa ngõ báo rằng nhà không có người? Vì nghĩ người cũng như mình, tin người xung quanh, biết không ai vào lấy của mình. Đạo lí đói cho sạch rách cho thơm thấm đẫm cuộc sống, có thiếu có đói cũng không dám xâm phạm vào của người khác. Vào nhà lấy trộm của người là việc ghê gớm, cái tiếng trộm cắp không những phạm vào điều thiêng mà còn làm xấu thiếp hổ chàng, xấu trong nhà mà xấu ra cả họ, nhục  mặt cha sinh mẹ đẻ,  nhục cả tổ tông. Dân quê thuần phác trong sáng, chỉ nghĩ đến chuyện ăn cắp đã xấu hổ rồi.
Hình  ảnh cửa nè thể hiện cảnh nghèo nàn, nghèo trong cảnh đạo lí nên cuộc sống yên bình, đời đẹp biết mấy.

1-2015

1 nhận xét: