TIỂU TỬ VĂN
Ảnh internet
Người ta nhìn gì cũng tròn trịa riêng y lại nhìn méo mó. Khổng Tử
y gọi là Hỏng Tử, Mạnh Tử gọi là Mánh Tử, Lão Tử thành Láo Tử, Mặc Tử thành Mặc
Kệ Tử, Bao Công thành Bao Chôm…
Mắng y sao không nhìn hồng mà nhìn
chi xám ngoét, méo mó xuyên tạc cuộc đời làm chi vậy? Y hất hàm:
- Méo thì thấy méo nói méo sao lại cứ bắt nó phải tròn. Này nhé, Khổng
Tử chủ trương nhân nghĩa lễ trí tín mà lắm kẻ vỗ ngực là nho sĩ đại diện lại bất
nhân vô lễ bất nghĩa bất trí thì gọi Hỏng Tử có sai chỗ nào? Mạnh Tử chủ trương
dân vi quý mà lắm kẻ coi dân như cỏ rác, miệng hô là đầy tớ phục vụ dân nhưng
chuyên hành dân, chặn hầu bóp họng, ngồi
trên đầu trên cổ dân thì gọi là Mánh Tử
sai chỗ nào? Lão Tử chủ trương tự nhiên vô vi không tham lợi nhưng lắm kẻ vỗ ngực thân trắng mình trong, một mo cơm bầu
nước không gợn vết nhơ lại bẩn từ ý nghĩ đến miệng mồm tay chân, bẩn toàn thân,
gọi chúng là Láo Tử sai chỗ nào? Mặc Tử chủ trương kiêm ái rộng thương muôn người
nhưng lắm kẻ dẻo mồm vì dân vì nước to miệng cống hiến hi sinh nhưng hút của
công quỹ có vòi, dân đói dân rét sống chết mặc bây, không gọi là Mặc Kệ Tử thì
gọi bằng gì? Lắm kẻ mặt Bao Công nhưng bụng dạ kẻ cắp, phán biểu chính đại
quang minh nhưng tâm địa rắn rết, mặt nạ liêm sỉ mặt thật kẻ cướp, không gọi nó
là Bao Chôm Bao Chộp thì gọi bằng gì?
Tròn ai chẳng muốn nhưng méo đến thế mà cứ một tròn hai tròn thì
có mà bị tâm thần.
Sợ mang tiếng tâm thần nên không ai dám chê y nữa.
1-2015
Facebook- Like: 12 Quyen Nguyen, Truong Chanh and 10 others
Trả lờiXóa1 share
Quyen Nguyen -«Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng».
Nhưng có nhiều kẻ bị trọng bệnh, lại thích uống thuốc ngọt. Có kẻ chỉ thích nghe nói láo.
Đinh Thị Thanh Điệp, Hy Vo and 4 others-1 Share
Trả lờiXóaHy Vo Tròn méo cũng còn tùy theo ngữ cảnh và hoàn cảnh. Do vậy, đúng sai, tròn méo, trắng đen, cũng còn phải xem xét cụ thể. Mà cũng tuyệt vời ngôn ngữ Việt Nam. Vì vậy, khối kẻ chột dạ. Hay!