HÙNG VĂN
“Học tập là quyền và nghĩa vụ của công
dân” (Điều 10, Luật Giáo dục- 2005), với ý
nghĩa đó, học tập là quyền lợi của trẻ em mà gia đình, nhà trường và xã hội
phải thực hiện. “Mọi công dân trong độ
tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập” (Điều
11, Luật Giáo dục- 2005), phổ cập giáo dục
cho học sinh là điều quan trọng
có tính chất luật định không cần phải bàn cãi.
Vấn
đề là chia sẻ và liên kết trách nhiệm làm thế nào để đạt hiệu quả, tiến hành
được phổ cập mà không biến dạng, giảm sút chất lượng giáo dục.
Phổ
cập là trách nhiệm nặng nề và là một áp lực xã hội. Đáng lẽ áp lực này phải tác
động liên hoàn và hệ thống lên tất cả các lực lượng xã hội để tạo sức mạnh đồng
bộ thì hiện nay gần như chỉ áp lực lên nhà trường. Gia đình nghèo khó thường buông lỏng, các tổ chức chính
quyền, xã hội- đoàn thể thiếu quan tâm hoặc chỉ dừng ở mức chủ trương, chưa tìm
được những phương cách cụ thể sát hợp
nên dồn hết cho nhà trường. Ngành giáo dục chịu áp lực của xã hội, nhà trường
chịu áp lực của ngành, giáo viên chịu áp lực của nhà trường với những chỉ tiêu
ngoài tầm tay với, không thực hiện được thì bị cắt hết các tiêu chuẩn thi
đua dù hoàn thành tốt các nhiệm vụ giáo
dục khác.
Trăm
dâu đổ đầu tằm, để duy trì sĩ số, sợ mất điểm thi đua cả bản thân, của trường,
của ngành, của địa phương, nhiều giáo viên (có khi là chủ trương ngầm, có tính
truyền miệng của lãnh đạo) đã “dễ hóa”việc dạy học. Giáo viên không dám đánh
giá thấp, cho điểm kém, không dám trừng phạt
khi học sinh phạm lỗi vì sợ các em bỏ học. Bỏ học trở thành yêu sách
ngầm mà học sinh yếu kém, cá biệt áp lực
với thầy. Thầy sợ trò bỏ học có khi phải xuống nước năn nỉ, hứa cho đủ điểm thế
là sinh ra tình trạng “cấy điểm”, không học cũng có tên, “ngồi nhầm lớp”… Những
điều giả trá đau lòng này thực chất là để đối phó với áp lực phổ cập giáo dục.
Thừa
nhận tầm quan trọng của phổ cập giáo dục nhưng không chỉ vì phổ cập mà làm biến
dạng, làm giảm sút chất lượng giáo dục, không khéo làm hỏng đội ngũ giáo viên,
hỏng cả những học sinh học hành tử tế. Ngành giáo dục, gia đình các tổ chức
chính quyền, đoàn thể xã hội cần có sự
cộng đồng trách nhiệm, triển khai linh hoạt
các loại hình trường lớp, giải
quyết những vướng mắc, mâu thuẫn một cách hợp lí phù hợp thực tiễn nhằm phát
triển đồng bộ các mặt giáo dục.
4/2010
Về nơi học sinh không biết chữ vẫn lên tới... lớp 7
Dân trí (4/2015): Câu chuyện học sinh không biết chữ vẫn được nhà trường cho lên lớp tại huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Chúng tôi tiếp tục tìm gặp em Hồ Văn
Thắng, học sinh lớp 7 Trường THCS A Dơi (xã A Dơi). Vừa thấy chúng tôi,
em Thắng bỏ chạy một mạch lên rẫy để... trốn, mặc dù cha mẹ em đã nhiều
lần ra thuyết phục nhưng em nằng nặc không chịu quay về. Anh Hồ Văn Liên
(bố em Thắng) cho biết, Thắng rất nhát và sợ gặp người lạ.
Nói về chuyện học tập của con, anh
Liên buồn bã: “Tui đi rẫy suốt ngày nên không biết con học hành thế nào.
Nhiều lần bảo con viết chữ nhưng nó bảo không biết viết, hai vợ chồng
cũng không biết làm gì hơn”. Lý giải về việc cháu Thắng không biết viết
chữ, anh Liên cho hay, cháu bị khiếm khuyết ở tai nên không nghe được
lời của người khác nói.
Chị Hồ Thị Bừ (mẹ em Thắng) tiếp lời:
“Vợ chồng tui không biết chữ nên mọi sự đều nhờ các thầy cô ở trường dạy
dỗ. Nguyện vọng của gia đình là mong sao các con biết được cái chữ,
nhưng không hiểu sao học đến lớp 7 mà cháu không biết cái gì”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét