MỤC LỤC BLOG

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

LỢN qua cách nhìn DÂN GIAN


TIỂU TỬ VĂN
Ảnh internet
Kết quả hình ảnh cho tranh lợn
Lợn gắn với  cuộc sống cả hàng nghìn năm nay nên người nông dân có cả một pho kinh nghiệm phong phú về nó.

Trước hết là kinh nghiệm chọn giống. Hình tướng phải tốt vai đôi, lưng phẳng, đít lồng bàn, dáng nở thì đô con, nuôi mau lớn, đẻ ủm tốt. Lợn đực chuộng phệ, lợn sề chuộng chõm- Lợn đực béo phệ cho nhiều thịt, lợn sề (nái) mặt  dài khéo nuôi con.  Gien di truyền góp phần quy định heo tốt xấu nên Mua heo xem nái (mua gái chọn dòng)- xem mẹ để biết con. Lựa heo phải lựa con đầu đàn- lợn đầu cau  cuối- lợn đầu đàn thường to khỏe, cau cuối buồng trái to. Heo thuộc về âm, số chẵn, có 4 móng do vậy người ta thường kiêng kị , không nuôi heo năm móng, lỡ nuôi thì gọt bỏ móng thừa.  Nuôi heo năm móng khó bán, dân hàng thịt thường cữ, không dám mua và cũng khó qua mắt họ, chỉ có những tay không chuyên nghiệp mới dám  mua với giá rẻ mạt. Có nơi, người dân sợ heo năm móng nên thả cho nhà chùa nuôi như ở chủa Dơi (chùa Mã Tộc – Sóc Trăng), có con nặng hàng trăm kí, chết được xây mộ, khắc bia!
Kết quả hình ảnh cho tranh lợn
Là nguồn thu nhập, nuôi lợn vừa sản xuất vừa tiết kiệm. Nuôi heo bỏ ống, lấy công làm lời, tận dụng cơm thừa canh cặn, rau cỏ tự nhiên. Trước đây, hầu như  nhà nào cũng nuôi. Do vật nuôi với số lượng ít, khó tạo ra một biến chuyển kinh tế có thể đổi đời nhưng nếu gặp xui rủi thì không đến nỗi suy sụp như nuôi cá, nuôi lợn- Giàu nuôi cá, khá nuôi heo, nghèo nuôi vịt. Nuôi heo xem như công việc phụ nên thong thả hơn các công việc khác: Nuôi lợn ăn nằm, nuôi tằm ăn đứng- nuôi tằm phải thường trực theo dõi, lơ là chểnh mảng một chút nhiều khi hư cả nong tằm. Do vậy, lợn đói cả năm không bằng tằm đói một bữa- Lợn đói chỉ bị gầy, chậm lớn chứ tằm thiếu một bữa nhất là lúc tằm ăn rỗi là chế, trụi vốn. Nói thế chứ ai từng nuôi mới thấm cảnh lợn kêu con khóc, đến bữa mà chưa kịp cho ăn, lợn réo ầm ĩ, lợn đói một bữa bằng người đói cả năm.
Trong truyện Trinh thử, tác giả khuyết danh tả cảnh nghèo: Chó nằm hè gặm vỏ khoai- Lợn ngồi dũi đât ngậm hơi gầy gò.Trong Hàn nho phong vị phú, Nguyễn Công Trứ dùng hình ảnh lợn để cảm thán về cảnh nghèo: Trong cũi lợn nằm gặm máng, đói chẳng buồn kêu. Không phải lợn réo mà lợn im, đói tới mức kêu không nổi, tới mức ngậm hơi- không có sức mà thở,  chắc đói quá dài ngày lắm rồi, ngươi còn phải nhịn dài dài nói gì đến lợn!
Trước đây, người dân chỉ mắm muối qua ngày, họa hoằn giỗ chạp , tết nhất mới được món đạm mỡ ngon lành này.  Thịt lợn có gia vị đặc trưng của nó là hành- thịt mỡ dưa hành, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi. Đầu cá má lợn- má lợn là chỗ mỡ thịt nũng nĩnh, béo nhất. Lợn giò bò bắp- Giò lợn có thịt, có gân, có da nhai khoái khẩu, bắp đùi bò nhiều thịt. Một món đặc sản Huế là bún bò giò heo, hỗn họp chất liệu tạo nên vị đặc trưng rất ngon miệng.Thịt lợn được chế biến thành nhiều món cao cấp: chả, nem- Ông ăn chả bà ăn nem- ngon lành độc đáo không thua gì nhau.
Kết quả hình ảnh cho tranh lợn
Lòng lợn tiết canh (nhiều gười tếu táo gọi là LOLOTICA) với người sành điệu là món cực kì khoái khẩu, mạnh dạn “thâm nhập” mơi thấy được sức quyến rũ chứ e dè nhìn vào tấy máu tươi thì e ớn. Mới hay, cái món lòng bắt thế mà người Tây dại, vứt đi! Nói thế chứ người xưa đã cảnh báo về độc tính về lòng lợn: Nhất tam phòng, nhì lòng lợn- Bệnh chưa dứt mà hứng “ trả bài” hoặc quất lòng lợn nhất là món LOLOTICA vào thì không sớm đi chầu ông bà cũng phải nhập viện.
Hình ảnh lợn cũng thường được dùng để gửi gắm những vấn đề nhân sinh. Những chuyện vô lối, tào lao, bày đặt để rồi tạo thêm sự rắc rối khác chi thả lợn mà đòi- Lợn sổng chuồng nhất là loại lợn ỉ ngày trước (nhát như lợn rừng) mà đuổi bắt cho được lắm khi mất cả ngày trời, phải huy động lực lượng, náo động cả xóm làng. Sửa chữa không xong lại làm cho hỏng  hóc thêm, chữa cho bệnh nhẹ thành bệnh nặng, không tật thành có tật được ví von lợn lành chữa thành lợn què. Những kẻ hoạt đầu, lợi dụng “mượn tạm” công quỹ hay vốn liếng người khác để làm ăn, để thủ lợi  khác chi mượn đầu heo nấu cháo-  có trả là trả cho có chứ cái “đầu heo” kia còn chất đâu nữa!.

                                                                                   VL- 3/2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét