TIỂU TỬ VĂN
Ảnh internet
Lỗ Trọng Liên chỉ giữ chức đầu mục nhưng khi mất vua Tề cử quan đại
thần đến phúng viếng. Bất Thông ngạc nhiên, hỏi thì vua đáp:
- Vì ông ta là kẻ sĩ.
Đến khi Nhan Súc nước
Tống mất, vua Tề lại cử đại thần tới tế lễ. Bất Thông càng ngạc nhiên:
- Vì ông ta là kẻ sĩ-
Vua Tề đáp
Bất Thông không thông
nổi đành tìm gặp Minh Trí, hỏi thì được đáp:
- Vua nghe kẽ sĩ mất
thì đau đớn, sai người tới tế lễ là biết trọng kẻ sĩ. Kẻ sĩ dẫu chỉ giữ chức
mọn hoặc không có chức tước gì, sống hòa lẫn trong dân giả nhưng nhân cách,
kiến văn, tư duy của học đủ làm mẫu mực, giáo hóa được thiên hạ. Người cai quản
đất nước nếu biết tôn trọng, đề cao kẻ sĩ mới phát huy được tinh hoa trí tuệ, thu hút được người tài trong thiên hạ.
Lời Minh Trí quả không
sai. Một thời gian sau, không những kẻ sĩ trong nước hết sức khuông phò mà kẻ
sĩ nơi nơi nghe tiếng đều kéo đến giúp rập, Tề trở thành nước thịnh trị bậc
nhất.
Bấy giờ Bất Thông mới
thông suốt, cảm thán:
- Té ra nhà vua thực
tâm trọng kẻ sĩ, trọng kẻ sĩ thì kẻ sĩ thành tâm phục vụ. Vua ta biết trọng kẻ
sĩ, vua ta cũng là kẻ sĩ vậy!
Facebook: You, Mai Trọng Nhân, Đình Thiên Tô and 15 others-1 Share
Trả lờiXóaLua Hai Thời nay con ông cháu cha ( gọi tắt là 5C ) có uy lực mạnh hơn kẽ sĩ ngày xưa gấp trăm lần .... Nên trong dân gian có câu vè “ Nhỏ không học ,lớn làm Đại Uý !...”
Hy Vo Mấy ông vua phong kiến còn quí trọng kẻ sỹ, dù họ là ai. Còn bây giờ, thời văn minh có tư tưởng này nọ mà sao kẻ sỹ ít quá.
Hiep Nguyen Hết 'sĩ' tới 'trọng lẻ'.
Vũ Đan Huyền Tinh thần nhà chí sỹ trường tồn cùng dân tộc.