TIỂU HÙNG TINH
Ảnh internet
- Thưa cụ Khổng, nghe đâu khi đến nước Vệ cầu công danh, yết kiến Vệ
Linh Công xong, cụ có đến chào vợ ông ta là bà Nam Tử?
- Quả thực có chuyện
đó- Khổng Tử gật đầu.
- Cụ thường dạy “cách
vật trí tri” (xem xét nguyên lí của sự vật để hiểu tường tận), vậy trong chuyện
này cụ nghĩ sao?
- Cũng là chuyện lịch
sự xã giao, có gì đáng nói đâu!
- Như vậy cụ còn né
tránh, không chịu xét sự việc, sao gọi là “cách vật trí tri”?
- Xét thế nào nữa?-
Khổng Tử càu nhàu.
- Cụ đi cầu danh nhưng
cầu chưa được mà để mất danh. Cụ không biết bà Nam Tử lắm tai tiếng sao vẫn cứ đến
chào để đến nổi học trò ruột của cụ là Tử Lộ cũng nghi ngờ. Học trò ruột cụ
nghi ngờ thì hỏi sao thiên hạ khỏi dị nghị.
- Thiệt tình ta luôn “chính
tâm thành ý”, không làm gì bậy bạ. Có gì thì “Trời hại ta! Trời hại ta!”.
- Trới chưa hại nhưng
người đã hại. Cụ tưởng rằng Vệ Linh Công thích thú khi cụ thăm riêng vợ ông ta
hả?
- Ta chỉ nghĩ đơn giản
là làm vui lòng ông ta chứ đâu có biết…
- Sau lần gặp ấy, bà
Nam Tử thường cùng Vệ Linh Công dong xe qua phố chợ, cho hoạn quan Ung Cử ngồi
cùng, còn cụ phải ngồi rìa ở xe sau, cụ hiểu vì sao không?
- Họ hiếu sắc không
hiếu đức nên coi thường ta.
- Chuyện cụ gặp và có
gì với bà Nam
Tử chỉ có trời biết, đất biết, cụ biết và bà ấy biết. Nếu không có gì thì rõ là
bà Nam
Tử không đời nào chấp nhận một con người thiếu thông minh như cụ. Không cho cụ
ngồi chung xe vì bà ta xem hoạn quan Ung Cử chuyên “may ngón tóc” còn có lí hơn
cụ. Còn nếu có thì bà Nam
Tử cũng đủ thông minh xí xóa. Ỉm đi thì thiên hạ xầm xì do vậy bà ta ra phố lôi
cụ theo sau mà bêu, vừa để yên lòng Vệ Linh Công vừa để trấn an mọi người, xem
như không có chuyện chấm chấm gì cả. Cụ hiểu chưa?
Khổng Tử thất kinh:
- Ra thế, ta đem mình
nộp miệng cọp mà không biết. Con mụ Nam Tử này ghê gớm thiệt, dây vào
không được gì mà chút nữa thì thân bại danh liệt. Rõ cái ngõ hậu nguy hiểm
thay!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét