MỤC LỤC BLOG

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

ĐI SẠ BẰNG (chuyện xưa chưa cũ)


BÚT NGUYÊN TỬ
ảnh internet 
 
             Thời buổi đại học tại chức từ xa mọc ra như nấm, vượt hàng trăm cây số đi dạy, gọi là đi khai hóa thì giống hơi hướng thực dân, gọi là đi gieo chữ ươm mầm tri thức thì lâu quá, gọi là đi cấy bằng vẫn chưa thể hiện năng suất, phải gọi kiểu nông dân Tây Nam bộ là đi sạ bằng mới đáp ứng nhu cầu nâng tầm.
            Tôi  luôn tự hào là sinh viên Đại học Sư phạm Huế (1971- 1975),  mỗi lần nghe vậy, anh bạn tôi mỉa “Đại học Huế chẳng nơi nào có được”. Anh nhại lời ca để  đóng đinh thành tích đào tạo từ xa của trường ĐHSP Huế. Chua!
            Anh bạn giáo viên trường tôi là chuyên gia làm bài thi hộ cho các lớp tại chức từ xa do trường ĐH Sư phạm 1 Hà Nội liên kết đào tạo tại Sóc Trăng. Đến kì  tổng kết mừng công tại trường, hỏi có được mời dự, anh bảo không. Mọi người cười rộ bảo  công lao đóng góp lớn thế mà  không mời người ta, tệ bạc thật!
            Có nữ giảng viên Hà Nội vào dạy, mới ra mắt đã bảo nghe nói Sóc Trăng là quê hương của những món đặc sản… Mật mã đấy, không giải được là hỏng. Ôi, khao khát tri thức, khao khát những giá trị tinh thần mà rước thầy lại gặp loại triết lí bụng tư duy đớp thế này thì có nước vái. Có lần học viên đưa nữ giảng viên đi tham quan chợ tỉnh, vào hàng vải, cô xem và mân mê, mua tặng cô một tấm.  Cô lại nài thêm rằng chị bạn tôi cũng rất thích  vải này nhưng tìm khắp Hà Nội không có… Được lời ai thì chẳng cởi tấm lòng riêng cô được thêm tấm vải.
            Câu chuyện được lan truyền trong các trường trung học và tiểu học. Một giáo viên tiểu học lớn tuổi nghe, trố mắt la lên thế này là thế nào? Rõ ai cũng hiểu chỉ có thầy không hiểu. Hơn nữa, thầy chỉ là giáo viên tiểu học có muốn cũng không thể hiểu nổi giới đại học người ta!
            Có vị nọ dáng dấp lừ đừ, bộ  tịch lơ ngơ lẩn ngẩn vẫn vượt hàng nghìn cây số từ Hà Nội về Tây Nam bộ dạy lớp cử nhân quản lí giáo dục. Lên lớp ù ờ năm điều mười chuyện không đâu vào đâu về quản lí dự án rồi cho giải lao, nghỉ. Hỏi, té ra thầy xưa nay chỉ làm hành chính quản trị, về hưu trường cho ít suất cải thiện. Đợt này đi 5 tỉnh, mỗi tỉnh tính cho một tuần. Âu cũng có dịp câu một mớ kết hợp du lịch vùng xa (có tham quan, có ẩm thực đã đành mà cần thì có ngay tươi mát). Đại tiện!
            Lão ác nhân tai to mặt bự thối mõm dỏm óc đầu kia còn vạch đường chỉ lối, bảo  rằng tại chức là nồi cơm của các trường đại học. Dạy là để kiếm ăn, có kiếm có ăn, cái gì ăn được thì cứ kiếm cho đầy nồi, không kiếm lấy… đâu ăn.

3- 2016

1 nhận xét:

  1. 29 tháng 8, 2016Từ Facebook:
    Quyen Nguyen- Mình bổ sung.
    GV: mình nghe nói, tôm khô ST là ngon nhất vùng này phải không em?
    HV: Dạ! Nhưng cũng tùy loại cô ạ.
    GV: Thế thì bạn mua giúp cho mình khoảng 5 cân (kg) về ăn và làm quà cho bạn bè nhé. Đặc sản ST, chắc chúng nó thích lắm.
    HV: Dạ! Để em mua giúp cho cô.
    Tuy bị sốc, nhưng cô HV cũng kịp nhầm tính: Năm kí, nhân với năm trăm ngàn đồng một kí (loại tb), vị chi là hết hai triệu rưỡi, gần hết một tháng lương. Méo mặt. Cười mà như mếu.
    21 tháng 11, 2017Phuc Tran, Nguyễn Phi Thăng and 4 others
    26 tháng 11, 20181 Share-Tinh Levan, Tuan Vo and 6 others
    Hy Vo Ôi thôi! Giáo dục! Sao bây giờ lại vậy nhỉ? Còn đâu nghề dạy học được tôn vinh là kỹ sư tâm hồn!
    Tâm Chí Nguyễn Bụng đói thì hồn bay phách lạc,cho nên nghề gd phải đổi tên là nghề giáo bụng mới hợp mốt trong thời thực dụng này.Lương tâm,lương thiện không bằng lương tháng ,lươn lẹo, thực trạng VN hiện nay được nhồi nhét theo lối sống thực dụng và vô cảm của chủ thuyết lũ quỷ Satan chốn địa ngục nên quan thì tha hồ tham nhũng, dân thì vô cảm trước hiện thực nát tan của đất nước.Tất cả khởi nguồn từ sự tham lam quyền lực và đồng tiền dơ bẩn mà đẩy nhân dân đến cùng cực của đói nghèo và mất mát như hiện nay.
    Nguyen Huong Không thực sao vực được đạo. Trí thức cs chỉ bấy nhiêu .
    21-7-21,16L, 6 cs
    21-7-22,15L
    Nguyễn Huy Hoàng-Bằng này ra chợ bán rẻ như cho
    An Lê Thế-Chuyện thật như đùa!?
    23-11-23,25L, 6BL, 1CS

    Trả lờiXóa