TIỂU TỬ VĂN
Ảnh internet
Thường những người lớn tuổi đi ăn làng ăn họ ăn đám cưới đều có lấy
phần đem về nói là cho trẻ con ở nhà, chuyện phổ biến nhất là vùng quê miền
Trung trước đây. Nhiều người sẽ ngạc nhiên và bỉu môi khi nghe chuyện này.
Ở nông thôn, tiếng
rằng tiệc tùng nhưng đãi đằng không lớn,
quan trọng là dự chứ không phải ăn, trong ăn uống cũng tiết giảm chừng mực và
nhất là hạn chế người dự. Dự chỉ là người lớn có tính đại diện và như vậy sẽ có phần những người không có mặt nhất là
trẻ con.
Có nơi, trước khi ăn, một
người cùng mâm lấy một ít bánh trái gói riêng từng phần cho mỗi người rồi mới
bắt đầu ăn. Cũng có nơi đãi đằng khá hơn, chủ nhà gởi trước cho mỗi người một
phần quà nhỏ để họ yên tâm ăn uống. Như vậy, phần quà của người không có mặt
nhất là trẻ con được tính trước trong những
cuộc tiệc mà người ăn có phần đóng góp (có đi tiền, có quyền được hưởng
vì có phần đóng góp ở làng họ, khác với đám giỗ) chứ khônG phải là phần thừa.
Thuở nhỏ, trong nhà có người lớn đi dự tiệc là trẻ
con chúng tôi ở nhà chờ trông và rồi
sung sướng vì có nắm xôi miếng bánh. Và nhân đó cũng biết cũng quan tâm đến chuyện họ chuyện làng,
chuyện đám cưới đám hỏi người này người nọ như một mối dây liên kết, một chút
tình giữa những người thân quen. Không dự mà như có dự, phần quà nhỏ có ý nghĩa
đến như vậy.
Ngày nay, chuyện trở
thành hi hữu. Bây giờ, đám cưới cũng chỉ dành cho người lớn, ít ai đem theo trẻ
con sợ gây phiền toái vì ghế bàn mâm bát đã định sẵn. Và đương nhiên cũng chẳng có phần quà
nào đem về ngay cả ở vùng sâu vùng xa.
Dự tiệc tùng là chuyện người lớn, trẻ con không biết đến. Và ngay cả người đi
dự đám cưới lắm khi đến cái tên cô dâu chú rễ cũng không biết và cũng chẳng
quan tâm làm gì. Xã giao đi lại thôi chứ cái tình không có.
Có bà người Khơme nói một câu xanh rờn gắt
củ kiệu rằng thời buổi đám cưới nhà
hàng, đến con chó cũng không có miếng xương mà gặm.
2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét