MỤC LỤC BLOG

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữ nghĩa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữ nghĩa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2024

Từ ngữ RỒNG

BÚT NGUYÊN TỬ

ảnh internet

   RỒNG…   

- Rồng: (Long) Một trong tứ linh (Long, Ly (Kỳ lân), Quy (Rùa), Phụng (Phượng hoàng), tượng trưng vua. “Khen ai khéo tạc bình phong, Ngoài long lân phụng trong lòng gạch vôi” (Ca dao- Cd)- Chê mã láng ruột dỏm

- Rồng ẩn: (Tiềm long, phục long) Tiềm long vật dụng (Kinh Dịch)- Rồng ẩn chưa dùng được. Phục Long- hiệu của Gia Cát Khổng Minh.

- Rồng bay phượng múa: Nét chữ phóng khoáng. Phi long tại thiên (Kinh Dịch)- Rồng bay lên trời, bậc thánh nhân lên ngôi chúa. Rồng bay còn đợi đám mây (Lê Quý Đôn).

Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2018

CHÓ qua từ ngữ


BÚT NGUYÊN TỬ biên soạn
ảnh internet
Kết quả hình ảnh cho tranh chó

            CHÓ…

-         Chó (khuyển, cẩu, muông), chó má: Tiếng dùng mạt sát kẻ ngu, đáng khinh.
-         Chó ăn chè: Chế riễu  những người say xỉn ói mửa- Một xị là để tiêu sầu, Hai xị mũi chảy đầy râu, Ba xị gặp đâu ngồi đó, Bốn xị cho chó ăn chè.
-         Chó ăn đá gà ăn muối (sỏi): Vùng đất nghèo đói.

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017

Từ ngữ GÀ


BÚT NGUYÊN TỬ

ảnh internet
                        KÍNH CHÚC BẠN ĐỌC BLOG BÚT NGUYÊN TỬ 
                                                                        NĂM MỚI ĐINH DẬU
                                                                                  VẠN SỰ NHƯ Ý
Kết quả hình ảnh cho thiệp xuân đinh dậu
                           
            (Liệt kê những từ ngữ, thành ngữ và một số điển tích về gà, chú giải những từ ngữ có ẩn nghĩa hoặc chưa thông dụng lắm)

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

Từ điển TIẾNG QUẢNG TRỊ (Tiếng Quảng Trị và từ ngữ thông dụng đối chiếu)


Sóc Trăng 9-10-2014

Kính cáo
Chúng tôi đã hoàn thành quyển sách TIẾNG QUẢNG TRỊ VÀ TỪ NGỮ THÔNG DỤNG ĐỐI CHIẾU từ năm 2013 gồm trên 8000 mục từ, độ dày khoảng 500 trang khổ lớn nhưng không có khả năng xuất bản.
Sách gồm hai phần lớn: Khảo sát  về những đặc điểm của Tiếng Quảng Trị Phần sưu tập đối chiếu (phần chính yếu)
Chúng tôi mong muốn có được quý vị hoặc tổ chức nào đó quan tâm tạo điều kiện cho công trình này ra đời.
Trong lần xuất bản đầu tiên, chúng tôi không nhận nhuận bút, chỉ cần một số sách để biếu tặng và kỉ niệm.


Thư từ liên hệ:
Nguyễn Văn Hùng -86 đường D1, khu dân cư Nam Long, phường Phước Long B, quận 9, thành phố  HỒ CHÍ MINH
ĐT 0937819607
Email: butnguyentu@gmail.com
          butnguyentu@yahoo.com 

         Thể theo một số đề nghị của  những thân hữu và người đọc, chúng tôi sẽ giới thiệu Phần I: Khảo sát về những đặc điểm của tiếng Quảng Trị trên trang này(Phần này chỉ chiếm khoảng 17/500 trang). Xin bạn đọc cho ý kiến.

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

Từ ngữ KHỈ




TIỂU HÙNG TINH biên soạn
































ảnh internet

Kết quả hình ảnh cho con khỉ
     KHỈ …    


-          Khỉ (Hầu): 1) Thú cao cấp gần người, biết leo trèo, bàn chân bàn tay có thể cầm nắm được, tên khoa học  là Macacasp thuộc họ khỉ, thuộc họ Cercopithecidae  2) Tiếng rủa khi bực mình: Rõ khỉ, khỉ khô, khỉ mốc…

-          Khỉ bồng con: Khỉ bồng con lên non hái trái, Cảm thương nàng phận gái mồ côi (Ca dao)
-          Khỉ dạng người (vượn người): Tên gọi chung bốn loại khỉ có cấu tạo gần người nhất là vượn, đười ươi, hắc tinh và gorilla.

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

MỘT CÁCH DÙNG TỪ NGỮ KHÔNG ỔN


 Kết quả hình ảnh cho ĐỌC DIỄN  DẠI HỘI 12


TIỂU HÙNG TINH
ảnh internet
            Diễn  văn bế mạc đại hội đảng CS lần thứ XII của ông Nguyễn Phú Trọng có câu: “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp”. Ở đây, việc sử dụng ngôn từ có chỗ bất ổn.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

LÚA (chữ nghĩa)

TIỂU TỬ VĂN
ảnh internet
 
 
LÚA- cây lương thực chính của nhiều dân tộc trong đó có người Việt. Có chuyện  sau 1975, nhiều sinh viên Sài Gòn đi thực tế ngoại thành, thấy lúa, có người ngạc nhiên: Cây lúa đây hả? Té ra quẩn quanh thành phố, ăn cơm hàng ngày mà lúa là gì thì không biết.

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

NÓI LÁI (chữ nghĩa)


TIỂU HÙNG TINH

Ảnh internet

Kết quả hình ảnh cho nói lái
            Nói lái là nói khác đi một tổ hợp hai ba âm tiết bằng cách chuyển đổi riêng phần vần, phần phụ âm đầu hoặc phần thanh điệu, có thể đổi trật tự các âm tiết tạo thành một nghĩa khác để bông đùa, chơi chữ hoặc châm biếm, thường tạo thành những từ có nội dung mới, bất ngờ. “Đấu tranh” thành “tránh đâu”, “đầu tiên” thành “tiền đâu”, “chính phủ” - “chú phỉnh”, “thi đua” -  “thua  đi”, “báo chí”-  “bí cháo”…

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

RƯỢU (chữ nghĩa)




Kết quả hình ảnh cho rượu

TIỂU HÙNG TINH
Ảnh internet

            RƯỢU (có nơi phát âm chệch thành riệu): Chất lỏng có vị cay nồng, chưng cất từ chất bột hoặc trái cây đã ủ men. Rượu có nhiều loại. Căn cứ theo chất liệu có rượu gạo (rượu đế), rượu nếp, rượu nếp than, rượu ngô, rượu nho (vang)… Căn cứ vào nơi sản xuất có rượu Làng Vân, rượu Bàu Đá, rượu Gò Đen… Dân tộc vùng cao có rượu cần. Khi Pháp qua, người ta làm quen với rượu tây, rượu bia. Tùy nồng độ mà có rượu cồn (900) (dùng trong hóa học, y học), rượu mạnh, rượu nhẹ. Có rượu gốc (chưa pha chế), rượu ngọn (từ nước thứ nhất), rượu tăm (sủi bọt nhỏ), rượu pha (pha nước lã, trước đây có những kẻ buôn bán ác độc  đã chấm thuốc sâu baxôđin vào cho rượu trong lại, bây giờ thì chỉ cần ít hương liệu pha với nước lã là thành rượu, rẻ, tha hồ uống cho thủng bao tử!). Xứ lạnh nhiều khi người ta phải hâm rượu cho nóng mà uống.

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

ĐẤT (chữ nghĩa)


TIỂU HÙNG TINH
Ảnh internet
Kết quả hình ảnh cho đất lành chim đậu
          Quan niệm xưa cho rằng người do kết tụ âm dương, do trời (dương) đất (âm) sinh ra: cha trời mẹ đất, trời sinh đất dưỡng. Thậm chí kẻ quấy phá không coi ai ra gì  bị mắng là làm trời làm đất. Thuyết tam tài (thiên địa nhân) đề cao vai trò con người, xem con người là kết quả sự tụ kết hòa nhập  và sánh ngang trời đất : “Trời đất sinh ta có ý không? Chưa sinh trời đất cóp ta trong. Ta cùng trời đất ba ngôi sánh. Trời đất cùng ta một chữ đồng”(Trần Cao Vân). Con người kiêu hãnh đầu đội trời chân đạp đất, “Đội trời đạp đất ở đời” (Kiều) Con người lớn lên từ đất và cuối cùng  thân cát bụi trở về với cát bụi, nằm sâu dưới ba tấc đất.

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

LỢN qua cách nhìn DÂN GIAN


TIỂU TỬ VĂN
Ảnh internet
Kết quả hình ảnh cho tranh lợn
Lợn gắn với  cuộc sống cả hàng nghìn năm nay nên người nông dân có cả một pho kinh nghiệm phong phú về nó.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Loanh quanh một chữ LO


 Kết quả hình ảnh cho tranh lo âu

TIỂU HÙNG TINH
Ảnh internet

 
          Có thể nói LO là thuộc tính cố hữu trong đời sống con người và xã hội. Lúc còn trẻ  con đã lo học, lo sợ cha mẹ rầy, sợ thầy cô phạt. Lớn lên thì lo gia đình, lo xã hội thậm chí người già yếu không làm gì được cũng còn lo cho con cháu.
            Lo thể hiện sự bận tâm, bất an: Lo âu, lo lắng, lo ngại, lo phiền, lo sợ…Thể hiện một sự suy tính: Lo tính, lo lường, lo nghĩ, lo liệu…. Thể hiện sự tập trung tâm lực làm việc gì đó: Lo làm nhà, lo mùa vụ, lo vợ con…

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

ƠN (chữ nghĩa)


TIỂU HÙNG TINH
Ảnh internet
Kết quả hình ảnh cho ơn nghĩa
          ƠN (Hán Việt: Ân): Điều giúp mang lại lợi ích và sự tốt đẹp cho người khác, xuất phát từ tấm lòng trong sang, không có ý đồ vụ lợi.
            Một loạt từ được hình thành từ chữ ơn: ơn nghĩa, ơn đức, ơn phước, ơn huệ, ân nhân, ân sư, ân công (người có vị thế trong xã hội giúp đỡ mình), ân giảm, ân xá… Nên lưu ý: Ngoại trừ ân  với nghĩa ân huệ, ân phước… còn ân trong ân ái (yêu nhau), ân cần (đãi người chu đáo, nhiệt tình) thì không đọc chệch thành ơn vì các tiếng ân này nghĩa khác.

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

ĐI (chữ nghĩa)


TIỂU HÙNG TINH
Ảnh internet

Kết quả hình ảnh cho đi
          ĐI nghĩa gốc là sự di chuyển bằng chân (ngược với đứng) nhanh hay chậm nhưng luôn có một chân tiếp đất (khác với chạy, nhảy). Tiến thêm một bước,  đi chỉ sự di chuyển nói chung  (đi xe, đi tàu, đi máy bay), chỉ sự xê dịch vị trí (đi nước cờ), chỉ sự di chuyển để gia nhập (đi lính), sự biểu diễn (đi quyền), chỉ việc mang xỏ (đi giày, đi dép), lại còn chỉ cả việc  tiểu tiện,  đại tiện (đi vệ sinh, đi ngoài, đi lỏng) và cuối cùng là chỉ sự chết (đi đời, đi đứt). Ngoài ra, đi còn được dùng cuối câu mệnh lệnh để sai khiến thúc giục (Ăn đi! Về đi! Đi đi!).

            Trở lên là lược qua ý nghĩa từ đi.

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

ÁO (chữ nghĩa)


TIỂU HÙNG TINH
Ảnh internet
Kết quả hình ảnh cho tranh biếm ăn mặc hở hangKết quả hình ảnh cho tranh biếm ăn mặc hở hangKết quả hình ảnh cho phụ nữ hồi giáo
Áo bay, áo bày và áo bịt
 
          Áo (Hán Việt: Y). Áo quần chỉ trang phục nói chung. Trong tiếng Hán còn dùng  từ  bào để chỉ áo dài. Khi nói áo xiêm, áo xống, cơm ăn áo mặc thì áo được dung theo cách hoán dụ (bộ phận tiêu biểu chỉ toàn bộ việc ăn mặc). Dùng áo để chỉ chung trang phục, người ta ít nói hoặc tránh đưa tiếng quần vào, như vậy nhã hơn. Ngay cái quan tài cũng gọi là áo quan.

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

TAY (chữ nghĩa)





TIỂU HÙNG TINH
 Ảnh internet

            Tay- chi trên của người. Thú vật chỉ có chân, tuy vậy, một số thú có dùng hai chân trước cầm nắm thì hai chân trước đó cũng gọi là tay:  tay vượn, tay khỉ, tay gấu… Tay còn biến nghĩa để chỉ  những bộ phận, dụng cụ, đồ vật do tay trực tiếp sử dụng như tay cầm, tay lái, tay vịn.

Tay là bộ phận quan trọng, bộ phận làm công cụ lao động chủ yếu: tay làm hàm nhai, tay quai miệng trể. Tay cũng biếu trưng trình độ cao trong lao động: tay nghề, nghề chuyên tay, bàn tay vàng (tay nghề thành thạo); loàng xoàng thì gọi  tay ngang. Thấy người ta làm mình cũng  ngứa tay muốn trổ nghề, quá thành thạo mưu trí thì gọi là cao tay.

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

CHỢ qua từ ngữ


TIỂU HÙNG TINH
Ảnh internet
CHỢ- tiếng Hán là thị- Nhất cận thị nhị cận giang (Nhất là (ở) gần chợ, nhì là (ở) gần sông). Gọi chợ búa- búa (từ Việt cổ tồn tại ở vùng Nghệ Tĩnh) cũng có nghĩa là chợ. Đối với trẻ em nông thôn trước đây, chợ gắn với hàng quà- Trông như mẹ đi chợ về.
            Chợ có lớn nhỏ. Nhỏ có chợ xép, chợ chồm hổm (người mua ngồi chồn hổm mua bó rau mớ cá), hiện đại thì có siêu thị. Đông, ồn là thuộc tính cố hữu của chợ. Đông như họp chợ, ồn như vỡ chợ, không mợ thì chợ cũng đông (cá nhân chẳng có ý nghĩa, chẳng thấm tháp gì so với số đông). Hai thái cực, chợ là nơi ồn ào tấp nập nên càng dễ nhận ra  sự vắng vẻ- chợ chiều (lèo tèo ít ỏi, còn hàm nghĩa tàn cuộc vui). Xưa gọi dân thị thành là kẻ chợ (phân biệt với kẻ quê, chân quê). Chợ thường bát nháo nên dân quản lí chợ cũng phải thứ dữ, người thu thuế chợ là đối tượng bị căm ghét: Thứ nhất lấy vợ người ta, thứ nhì thuế chợ, thứ ba đưa đò. Ngày nay chắc phải sửa thuế chợ thành thuế vụ mới hợp.

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

RĂNG (chữ nghĩa)




TIỂU HÙNG TINH
 Ảnh internet

Răng: Phần xương cứng màu trắng mọc trên hàm dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn. 32 răng ở người chia làm răng cửa, răng nanhrăng hàm (răng cấm). Trẻ con mọc răng sữa sau đó thay răng và mọc răng khôn cho đến già. Có lắm thứ bệnh về răng nào sâu răng, siếc răng cũng hành cho khốn khổ-  nhất đỏ mắt nhì chắt (nhức) răng. Phải bảo vệ bằng cách bảo vệ men răng,  xỉa răng, đánh răng hàng ngày.