Ảnh internet
Có
chức có vị nên con đường học vị cũng hanh thông. Ai học “sôi cơm thi ăn ớt” (*)
rớt dài dài chứ y lấy đại học cái một, lấy thạc sĩ cái rột, lấy luôn tiến sĩ cái độp. Y tọa đỉnh
cao học vị, của hiếm nơi vùng trũng trình độ.
Điều lạ, thuở chưa
bằng biếu thì không nói làm gì chứ từ
ngày bằng đeo nặng người lại thấy y ít
nói, tránh tranh luận, lãng xa những
chuyện học thức khúc mắc.
Sợ người ta hiểu nhầm gì đó, y thường thanh minh: Bể học vô bờ,
càng học càng dốt. Trước, mình ở trong cái vòng nên chỉ thấy đường cong khép
kín chứ nay bước qua giới hạn, ra khỏi cái vòng mới thấy trời đất mênh mang,
mình càng nhỏ nhoi. Chắc là y khiêm tốn, vĩ nhân thường khiêm tốn ấy mà!
Thế nhưng kiểu tránh
trút của y có điều lạ. Cứ động vào chuyện nào cần kiến thức, hiểu biết, cần
những tri thức và giải đáp khoa học, đòi hỏi suy luận tính toán bằng công thức,
con số chặt chẽ một chút là y tránh, nhất là thấy chữ tây người ngoại khác gì
gặp ma, y trốn. Y thường hay nói bể học vô bờ, tự xem mình dốt nhưng cũng chẳng
thấy y học y đọc y nghiên cứu gì để cho thông lên. Khó hiểu thật!
Có người nghi y giả
dốt, người thì cho y giấu sợ lòi dốt, có người cho là y dốt thật.
Hỏi: Dốt sao có cái
học vị ngất trời là tiến sĩ tâm lí giáo dục học?
Bảo: Y xài bằng giả.
Chuyện đến tai Bút
Nguyên Tử, y bảo:
- Đừng nói oan cho
người ta, bằng gì người ta giả chứ tiến sĩ tâm lí giáo dục người ta không thèm
giả đâu, bằng thật đấy!
--------
(*) Thơ Tú Xương: “Học đã sôi cơm
nhưng chửa chín, Thi không ăn ớt thế mà cay” (Hỏng thi).
Facebook,27-12-20,24n,4 bl, 3cs
Trả lờiXóaMinh Trần NgọcKg sai
Nguyễn HoàTiến đã thoát y, còn nhạ thì chưa chịu mãn dục mới ra cớ sự.
Hy VoCái loại bằng này, hình như càng dốt lại dễ nhận được bằng xuất sắc.
23-11-23, 10L, 2bl