MỤC LỤC BLOG

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Cảm nhận về TÊN ĐẤT ở miền Tây Nam bộ


NGUYỄN VĂN HÙNG
Ảnh internet
Kết quả hình ảnh cho nam bộ
          Xuôi một vòng từ Sài Gòn đến Cà Mau, lang thang vài nơi ở Nam Bộ hoặc dõi mắt theo các địa danh trên bản đồ, bạn sẽ thấy sự tương ứng kì lạ  tên đất giữa các địa phương. Có thể phân thành 3 hướng đặt tên đất ở Tây Nam bộ.


            1. Tên theo tiếng Khmer: Tập trung ở Trà Vinh và Sóc Trăng là hai tỉnh có cộng đồng  người Khmer nhất.  Nào Bưng Tróp, Sróc Bưng, Sróc Kheang (Sóc Trăng), nhất là Trà: Trà Vinh, Trà Cú, Trà Tim, Trà Men, Trà Sên… Cũng do người Khmer  là một trong những cư dân có mặt sớm trên vùng đất mới này nên để lại một số dấu ấn trong tên gọi một số địa danh.
            2. Hướng thứ hai đặt tên thuần Việt trải rộng trên toàn địa bàn. Tên nôm na dân dã tỏ rõ  nét nông dân hồn hậu chất phác. Hướng đặt tên này được phân thành hai mảng (cách).
            - Mảng 1: Đó là lấy danh từ chung chỉ sự vật + đặc điểm riêng biệt của sự vật đó (có thể là  đặc điểm về người, vật, cây cối, hình thể…): Rạch Miễu, Kinh Ông, Kinh Cùng, Đầm Dơi, Bến Tre, Bến Nghé, Cồn Ấu, Hòn Chông, Cù Lao Dung, Gò Quao, Giồng Riềng, Ngã Năm, Ngã Bảy, Vàm Cống, Vàm Cỏ, Xẻo Tra, Xẻo Bướm…
            - Mảng 2: Một loại tên dân dã nữa đắt theo công thức  Cái + … Cái là từ chỉ loại, kết hợp vớ mô5t đặc điểm nào đó để tạp thành tên  riêng của đất. Đặc điểm đứng sau loại từ này rất lạ, dân dã nhưng rất khó hình dung nghĩa. Nào cái Vồn (Vồn là gì?), Cái Bàu, Cài Răng, Cái Tắc, Cái Côn, Cái Cui, Cái Dầu, cái Nước…
            Một lần trên chuỵến xe ngang qua Cái Tắc (Hậu Giang), tôi nói vui rằng Cái Tắc gần Cái Răng (TP Cần Thơ), chắc  người ta dựa vào  câu tục ngữ Cái răng cái tóc là vóc con người. Cái Tắc  đây có thể  do phát âm chệch của Cái Tóc? Anh bạn tôi cười bảo không đâu, Cái Tắc chứ, tắc rồi đến cùng, đi một đoạn nữa sẽ tới Kinh Cùng (Hậu Giang).
            3. Hướng đặt tên thứ ba là lấy các âm Hán Việt trang trọng, bóng bảy, mựợt mà  để đặt. Nào Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên, Tân Châu, Châu Thành… Những tiếng thường được chú ý và có tần số đặt cao: Mĩ, An, Phú, Nhơn, Long như Long Mĩ, Long Phú, Mĩ Xuyên, An Giang, An Phú, Châu Phú, Nhơn Ái, Nhơn Mĩ, Phú Quốc…
            Đặc biệt có một số âm Hán Việt được đọc trại ra: Thái --> Thới (Thới Bình, Thới Lai, Thạnh Thới An), Thịnh --> Thạnh (Thạnh Phú, Thạnh Trị), Quý --> Quới (Thạnh Quới), Nhân --> Nhơn (Nhơn Ái, Nhơn Mĩ), Nghĩa --> Ngãi (Đại Ngại, Nam Ngãi)…
            Có thể nói tên đất là một phần  hồn của  đất và của người. Ước sao có những công trình đi sâu lí giải nó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét