MỤC LỤC BLOG

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

NGƯỜI HÀNG XÓM (tạp luận)



Kết quả hình ảnh cho thần zeus nặn con bò 

BÚT NGUYÊN TỬ
Ảnh internet




            Thần Dớt (Zeus) nặn con bò, thần Prômêtê (Prométhe) nặn con người, thần Aphina  nặn cái nhà, cả ba nhờ thần Môm (Mom) nhận xét. Thần Môm bảo nặn con bò thì phải gắn đôi mắt vào đầu sừng để thấy mà húc, nặn con ngừoi thì phải đặt trái tím ra ngoài để thấy rõ được ý nghĩ của họ, nặn cái nhà thì phải đắt trên bốn bánh, nếu gặp tay hang xóm không ra gì thì xe đi chỗ khác ở.  Thần Dớt cho rằng thần Môm bới lông tìm vết, ghét đuổi ra khỏi đỉnh Ôlimpơ (Olympia).
            Ra đờ từ thời cổ đại (500- 600 năm trước CN), câu chuyện ngụ ngôn của Êdốp (Edop) thấm đẫm biết bao ý vị nhân sinh. Đủ biết người hàng xóm quan hệ lớn lao đến  cuộc sống người khác như thế nào.

            Tục ngữ Việt Nam có câu Bán anh em xa mua láng giềng gần, xem trọng láng giềng còn hơn ruột thịt, vì sao vậy? Đây là ý thức cộng đồng, nương tựa, tối lửa tắt đèn có nhau. Trong nhà dùng cái hộp quẹt dầu lửa, đôi khi bị hư, hết đá, quẹt hoài không cháy, lửa đâu nấu cơm? Lửa đâu thắp đèn? Quán chợ thì xa, phải qua hàng xóm. Rồi tai biến nhà sập nhà cháy, ốm đau bất thường gọi ai- hàng xóm. Đi vắng gửi nhà cho ai- hàng xóm. Sống tựa vào hàng xóm, hàng xóm là người  san sẻ cứu giúp mình khi nguy khốn, lúc khó khăn.  Có bát nước chè ngon, có món  lạ lai rai cũng nhớ hú gọi hàng xóm. Ở vùng cao có lệ  khi săn được thú rừng lớn thì đánh cồng gọi hàng xóm tới chia phần. hàng xóm là một phần của cuộc sống. Cuộc sống càng dân dã nông thôn chừng nào thì  người hàng xóm càng quan trọng chừng ấy.
            Nước Tần thời Chiến Quốc, Thượng Ưởng làm tả thứ sử đã quy định những người hàng xóm (liên gia) phải chịu trách nhiệm liên luỵ, một nhà làm phản thì những nhà chung quanh bị kéo chùm vào mà trừng trị. Đó là  một cách khống chế  đến mức triệt tiêu những mầm mống chống lại nhà Tần và tân pháp của Thượng Ưởng. Nghiệt ngã oan khuất không sao kể xiết.
Kết quả hình ảnh cho hàng xóm
            Nghe đâu bên Đức, một  đất nước nổi tiếng chặt chẽ và rạch ròi trong các mối quan hệ cũng quy định rằng : Nếu anh trồng cây đất mình mà  phần ngọn lấn qua không gian nhà hàng xóm thì trái cây phần lấn qua  thuộc người hàng xóm, anh không được thu hái. Cái áo anh phơi bay qua sân nhà hàng xóm thì của người hàng xóm. Con gà anh nuôi chạy qua nhà hàng xóm cũng của người hàng xóm…. Quy định thành văn bản, không thể không tuân.  Những vấn đề tưởng nhỏ nhặt nghe ra lắm khi ngược đời nhưng lại có tác dụng lớn lao trong quan hệ.  Nhiều nhà cận kề thường tranh chấp lấn át nhau sinh ra thù hằn, quy định rạch ròi để tránh tình trạng xỏ xiên chửi bới, giải quyết thưa kiện mất thì giờ.  Có thể quá quắt đến vô lí  nhưng cần thiết để hạn chế cái sảy cho khỏi nảy cái ung.  Chuyện nhỏ nhưng đâu có nhỏ.
            Thế đó, gặp người hàng xóm tốt là phúc, gặp phải kẻ chuyên sinh sự thì phải khổ vì nó.
            Quá trình thành thị hoá càng phát triển thì vai trò người hàng xóm càng nhạt dần. Ở  thành phố lớn, vách kế vách phòng sát phòng lắm khi người ta tránh giao tiếp với nhà bên, sống kiểu đèn nhà ai nấy rạng, quan hệ xa không quan hệ gần.  Không phải do con người ích kỉ mà cuộc sống cần phải như vậy với nhiều lí do: Dân tứ xứ không ai biết ai, sự lệ thuộc các điều kiện sinh hoạt với nhà lân cận ít đi. Các dịch vụ  chuyên nghiệp phát triển, gọi là có ngay, cần gì nhà bên. Dính với một anh hàng xóm không tốt gây thêm rắc rối, gặp anh thích cà kê dê ngỗng thì tổ mất thì giờ, tránh đi là tốt nhất. Không gây xung đột nhưng cũng không thân thiết vì thân thiết thì người ta thường qua lại, ngay gian biết đường nào.  Cuộc sống thành thị bắt bụôc phải khép kín, cửa đóng then cài, có giao tiếp thì giao tiếp với người củng cơ quan, cùng sở làm, cùng hội đoàn, câu lạc bộ, thường hẹn hò ở quán sá, khu vui chơi chứ ít đưa về nhà.
            Điều kiện và cuộc sống thành thị đánh mất dần vai trò người hàng xóm.  Hàng xóm mất dần vai trò với mình thì mình với tư cách người hàng xóm cũng mất dần vai trò đối với họ. Mất dần không có nghĩa là hết.  Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại là chuyện thất đức, cấu thành tối không cứu giúp người bị nạn, bị pháp luật trừng trị. Tôn trọng, giúp đỡ người hàng xóm vẫn là đạo lí, tình người.
           




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét