Ảnh internet
Ba
Mõ than phiền:
- Các vị xưa làm sách
rất tùy tiện.. Có người viết xong không để tên mình vào thành ra khuyết danh.
Lắm khi lại ghi, gán tác phẩm mình cho
những người có tên tuổi, có uy tín để mong người đời để mắt tới. Lối làm việc
phi khoa học này gây khổ sở, hao công tổn sức cho những nhà văn bản học, những
nhà hiệu đính và cả người học đời sau.
Tư Phèng biện hộ:
- Điều dở này dù sao
cũng dễ thông cảm, cũng do người sáng tác khiêm tốn. Dẫu họ có gán ghép mạo
danh người khác cũng chỉ vì muốn tư
tưởng, tác phẩm mình được quảng bá chứ
không muốn giương cái tên mình ra để lấy tiếng. Cái tên cái hiệu riêng của bản
thân lắm khi không thành vấn đề. Việc làm của họ không khoa học nhưng dù
sao cũng khiêm tốn, cao thượng hơn một
số “giả học giả” thời nay.
- Cái gì? “Giả học
giả” là giống gì? - Ba Mõ hạch lại.
Được gãi trúng chỗ, Tư
Phèng hăng tiết:
- Ngày nay lắm kẻ cuỗm
công trăm họ làm công của mình. Lắm quyển sách gom hàng chục chụp hàng trăm bài
của người ta in đại thành sách. Lắm quyển viết lớt phớt vài ba lời giới thiệu
nhạt phèo rồi quơ bài người khác đẩy vô cho đầy sách mà in. Thế rồi nghiễm
nhiên đề cái tên mình bự chác ở bìa ngoài bìa trong, dưới ghi ít chữ nho nhỏ là
sưu tầm, là tuyển chọn, là…
Ôi! Kiểu này chỉ cần
một tên vô danh ba trợn nào đó chịu khó vơ bài, tìm quen với nhà xuất bản hoặc
chịu xuất một mớ đưa in thành sách là nổi tiếng tăm, thành danh học thuật, thành
bậc lập ngôn, tài lộc vô khẳm. Tội cho người sáng tác, nghiên cứu, vắt tâm não
ra để hình thành tác phẩm, lắm khi không có một đồng nhuận bút, cả cái tên hiệu
tẻo teo trên bài cũng mất nốt. Còn người đọc bị mẹo lừa, chẳng biết tác giả
thật là ai, chỉ thấy chình ình tên kẻ cóp nhặt và tưởng là sản phẩm của bọn nó.
Kiểu lộn sòng gian dối
ngồi lên đầu lên cổ người ta mà ăn chận coi mòi đang phổ biến. Phải gọi bọn ba
xạo này là…
Ba Mõ bực bội:
- “Tác giả giả”, “Dỏm
học giả”… cụm từ nào cũng thích hợp cả. Nhưng đúng ra phải gọi là bọn trộm
cướp.
Tư Phèng cũng biểu
đống tình:
- Đúng vậy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét