(Trao
đổi, tranh luận- Báo Văn nghệ số tháng 11/ 2004)(*)
NGUYỄN VĂN HÙNG
GV Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng
- Trước hết, xin khẳng định có câu Dân
dĩ thực vi thiên. “Sử kí: Lệ Sinh, Lục Giả liệt truyện viết: Vương giả dĩ dân vi thiên, nhi nhân dân dĩ
thực vi thiên”. “Thiên” là cao nhất, quan trọng nhất, vua coi dân là cao nhất,
còn dân coi việc ăn là cao nhất. Thành ngữ này ý nói nhân dân coi vấn đề ăn là vấn đề to lớn nhất, cơ bản nhất
trong cuộc sống” (Từ điển thành ngữ điển cố Trung Quốc, mục 441, trang 123, Gs
Lê Huy Tiêu biên dịch, Nxb Khoa học xã hội, HN, 1993).
Hỏi thử các vị cao niên
túc nho ông Nguyễn Đình Tự nói đến căn
cứ vào đâu mà bảo rằng “không hề có”?
Đã có câu đó thí ông Tiến đâu có nghe nhầm gán ghép mà chính ông Tự đã nhầm rồi
gán ghép cho người ta là nhầm vậy. Người ta nói có sách, mình không nghiên cứu
nên cứ tưởng rác vườn rồi dọn quét tới.
Và cũng vì vậy mà quét trúng bản thân ông Tự hồi nào không hay!
- Trong câu Dân dĩ thực vi thiên, trời đây hàm nghĩa
cao nhất, to lớn nhất. Dân xem việc ăn là tối thượng bị ông Tự hiểu một cách
méo mó, xuyên tạc: “Dân lấy trời để ăn
hay dân đợi trời cho ăn… Nói tóm lại câu đó chả có ý nghĩa gì”, “Làm sao lấy
trời để làm cái ăn của dân được”. Cũng
vì xuất phát từ chỗ ông Tự cho
rằng Trần Quốc Tiến nghe nhầm, gán ghép, bịa ra nên câu ấy không có giá
trị gì nên ông Tự đã dùng một mớ lập luận hồ đồ bác một cách lấy được, cố tình
méo mó ý nghĩa câu trên.
- Ông Tự thắc mắc: “Dân lấy ăn làm trời” vậy còn vua quan thế
nào? Xin hãy đọc đoạn Sử kí đã dẫn: “…
Vương giả dĩ dân vi thiên” (Bậc vương giả lấy dân làm trời), “nhân dân dĩ thực vi thiên” (Dân lấy ăn
làm trời), suy lí thì biết cái ăn của người dân quan trọng biết bao nhiêu đối
với bậc vương giả, muốn cai trị dân thì điều trên hết (tối thượng) là phải lo
cái ăn cho dân.
Ở đây, chúng tôi không
luận đến vấn đề Dân dĩ thực vi tiên
hay Dân dĩ thực vi thiên câu nào xác
đáng hơn, chỉ thấy rằng câu nào cũng có ý nghĩa, cũng đề cao vấn đề ăn của
người dân.
Mới hay, luận bàn nhất
là Dọn vườn phải rất nghiêm cẩn, phải đắn đo nghiên cứu cho kĩ, coi chừng gậy
ông lại đập lưng ông. Chúng tôi cũng ngạc nhiên vì sao bài như bài của ông
Nguyễn Đình Tự lại được đưa vào mục Dọn vườn. Coi chừng dọn không sạch mà làm
rối, vấy luôn cả vườn.
-------
(*) Báo văn nghệ dùng bài này như
một tổng kết cho cuộc trao đổi, tranh luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét