BÚT NGUYÊN TỬ
Ảnh internet
Trí thức, tầng lớp biểu trưng cho tư
duy, trình độ phát triển của xã hội, nhân vật tiên phong trên lĩnh vực nghiên
cứu sáng tạo để thay đổi xã hội. Muốn xây dựng và phát triển xã hội phải biết trọng trí thức. Xem trí thức là
đối tượng các mạng (Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ) là quan niệm ấu
trĩ cực đoan, phản động đối với quá trình tiến hóa và phát triển của nhân loại.
Các triều đại phong kiến trước đây đều
xem “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”,
coi trọng kẻ sĩ, tổ chức giáo dục thi cử để chọn kẻ sĩ ra làm quan. Xưa, làm
quan phải đỗ đạt, phải là trí thức tiêu
biểu, ít nhất cũng phải đỗ cử nhân (cử nhân là học vị vừa hàm nghĩa người được cắt cử ra làm quan,
cỡ tú tài đi làm việc nhà nước cũng chỉ là nha lại). Hiền tài gắn với vận nước,
lúc vận nước khó khăn cũng là lúc “tuấn
kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu” (Bình Ngô đại cáo), lúc
vượng khí quốc gia hưng thịnh thì nhân tài nở rộ, anh hiền phấn phát.
Trí thức, tầng lớp được xã hội ngưỡng
vọng nhưng cũng lắm nỗi thất vọng.
Hàng nghìn năm trước, Phạm Tuy đã làm
cái việc vạch trần lưng kẻ sĩ: Tranh chấp miếng ăn. Bệnh này giờ đã hết hay
càng phát triển? Trí thức không lo
nghiên cứu sáng tạo, không lo mài sắc tri thức khoa học mà chỉ lo mài sắc mánh khóe tranh quyền đoạt
lợi, có không? Gọi là công trình khoa học mà nghiên cứu qua quýt, chắp vá lồng
ghép hỗn độn chỉ để hợp thức hóa, có không? Cầm cân đánh giá thì vị nể nên chấm
xét qua loa, không phân định được thực giả, có không? Kẻ sĩ mà lí tưởng tầm
thường, không đủ bản lĩnh hèn chi vua Tần chỉ
dùng một ít vàng và thức ăn là mua đứt. Nay, bao kẻ sĩ này sĩ nọ nhờ
chạy chọt đút lót mà đỗ đạt, có quyền lại tham bẩn hống hách, không từ cả những
việc đểu giả ti tiện, điều không thể chấp nhận được ngay cả ở những người vô học.
Cảnh
báo thứ hai: Cơ nghiệp nhà Trịnh xây dựng hàng mấy trăm năm,đào tạo cả một
tầng lớp nho sĩ cho triều đại mình. Khi Nguyễn Hữu Chỉnh xui đánh, Nguyễn Huệ
ngần ngừ: “Bắc Hà là một nước lớn, có nhiều
nhân tài. Lời nói xưa “con ong có nọc” há có thể khinh được ư?” Nguyễn Hữu
Chỉnh đáp: “Nhân tài Bắc Hà có một mình Chỉnh này thôi. Nay tôi đã đi rồi là
nước trống không, xin ngài chớ nghi ngại” (Hoàng Lê nhất thống chí).
Phải chăng Chỉnh bốc phét, tự cao tự
đại, hồ đồ? Điều chứng thực cho lời
Chỉnh là khi Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, thế như chẻ tre, cơ nghiệp hàng mấy
trăm năm của nhà Trịnh không ai giúp rập chống đỡ, phút chốc thành mây khói.
Trí thức đâu, người tài đâu mà gọi
không ai ra, gặp nguy không ai cứu? Cần lưu ý thêm, đời Trịnh là thời công khố
kiệt quệ, nhà chúa bày lệ mua quan bán tước, vàng thau lẫn lộn, đám tạp nham cơ
hội cũng huênh hoang kẻ sĩ. Nhà Trịnh đào tạo nhân tài để dùng nhưng khi cần
thì nhân tài trùm chăn, một số có thực lực
lại ngả về Tây Sơn chống Trịnh!
Thời bình thì ra làm quan, bất ổn thì
lui về ẩn, gặp vua hiền chúa thánh thì tham chính, vua chúa hôn ám thì lui về
giữ mình, quan niệm xuất xử gọi là thức
thời của kẻ sĩ thời xưa hàm chứa tính
chất tiêu cực, bị động.
Vạch áo cho người xem lưng- xấu thật!
Động dao động kéo mổ xẻ ung nhọt- đau thật! Nhưng không vậy thì sao trừ được
bệnh? Liệu trí thức của chúng ta có
những ung nhọt mà Tshekhov đã mổ xẻ không?
Xã hội cảnh báo rằng trí thức chỉ được
coi trọng khi trí thức đúng với nghĩa
của mình và ngược lại cho nên trí thức cần xem lại những gì bất xứng, tự cảnh
báo với bản thân mình.
11-
2012vl
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét