BÚT NGUYÊN TỬ
ảnh internet
Ba
Tam Giác kể rằng xưa có Diệp Công rất mê rồng, trong nhà chỗ nào cũng khắc chạm
hình rồng, bày tranh tựợng rồng đủ kiểu, đêm ngày ngắm nghía say sưa. Rồng trời
nghe, cảm động bay xuống thăm. Diệp Công thấy rồng thật thì hoảng kinh vắt giò
lên cổ. Rõ nực cười!
Sáu
Lục Lăng bồi tiếp:
-
Tay Diệp Công này dỏm, dỏm mới sợ thiệt chứ! Chắc y cũng quen ba hoa chích
choè, động tác giả làm bộ, mơ màng mộng mị trên mây, gặp thực tế thì thút.
Hai
Vành Khăn khoát tay ngăn:
-
Trách cứ vậy cũng oan cho Diệp Công. Này nhé, nếu nhà thơ viết “Mắt em là một dòng sông” mà từ mắt
nàng nước tuôn trào sóng vỗ kéo theo phù
sa đỏ nặng chảy ra thì sao, sợ không?
-
Sợ chứ! - Tam Giác và Lục Lăng đồng thanh.
-
Nguyễn Du tả Thuý Vân “Khuôn trăng đầy
đặn nét ngài nở nang”. Nếu mặt nàng
tròn vo, các điểm trên đường cong khép kín cùng cách đều một điểm gọi là tâm, thêm
hai con tằm ngo ngoe bám trên đó thì thiên hạ thấy thế nào?
-
Xỉu mất!
-
Lấy mấy chùm râu cọp, móc hàm một con chim én, bắt hai con tằm, ráp cả lại bảo
đó là bộ mặt của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều (Râu hùm hàm én mày ngài) được không? Mấy cô gái trong
tranh lêu nghêu ẻo ỏng, tay que, mặt choắt, con mắt tròn xoe to gấp mấy lần lỗ
miệng… là đẹp. Nếu con người đó hiện ra bằng xương bằng thịt thì hỏi cha đẻ là
ông hoạ sĩ thế nào?
-
Chắc đứng tim mất!
-
Có nhà văn trăn trở chuyện đời qua truyện Hồ Gươm vinh hạnh được ngành bảo tồn văn hóa gởi cho tờ giấy tri ân
nhà văn đã có đóng góp công sức và trí tuệ tuyên truyền bảo vệ loài rùa quý
hiếm ở Hồ Gươm. Tác giả truyện kia sẽ vui hay buồn khi được long trọng biểu
dương?
-
Khóc!
-
Đó, bấy nhiêu đủ thấy Diệp Công hàm oan.
12-9-20, Facebook, 12ng,1 lượt chia sẻ
Trả lờiXóaHy VoCái gọi là hình tượng văn thơ! Cắc bố nhà văn nhà thơ vung bút phét tràn cung mây. Chả có tý hiện thực nào. Đồng ý là có hư cấu, nhưng cơ bản phải có một ít sự thật, rồi thêm nước mắm, xì dầu, tương ớt cho bay bổng. Ngẫm ra bây giờ từ không thành có, ít biến thành nhiều. Buồn lắm người ơi!