TIỂU HÙNG TINH
ảnh internet
Tử Cống là
học trò, được Khổng Tử thử gân cốt rồi
cho ra làm quan hình luật nước Lỗ, chuyên trấn áp tội phạm.
Sau một thời gian
rầm rộ rượt bắt cũng chỉ tóm được vài đứa tép riu, giam thêm tốn cơm. Buồn rầu,
về trình bày lại mọi việc, Khổng Tử nghe rồi nhắc nhở:
- Bắt tội phạm
cũng như bẫy chim sẻ vậy. Sẻ non tham ăn nên dễ sa lưới còn sẻ giá kinh nghiệm
đấy mình, phòng thân kĩ lưỡng nên khó bắt. Phải khéo léo thâm nhập, đi sâu tìm
dò mới chộp được nó.
Một thời gian
sau, Tử Cống lại về thăm thầy, lần này lại than chỉ bắt được sẻ già mà không
sao trị nổi bọn sẻ non. Hỏi, Tử Cống thưa:
- Bọn sẽ già quen
mánh lới cũ, ăn kiểu thủ công thông qua hiện vật mình còn tìm hiểu mà trị được.
Còn bọn sẻ non kể cả bọn mới tập sự ăn thì đều mưu mánh tinh vi hiện đại, rất
khó trị.
Thấy trò lại cùng
nhau bàn bạc tìm cách trừ diệt. Một thời gian sau, Tử Cống trở về, rầu rĩ thưa:
- Mánh lới bọn sẻ
già sẻ non dù tinh vi xảo quyệt cách mấy cũng phăng ra được, đều vây nó lại mà
chụp được, có điều khó…
- Khó gì? Khổng
Tử vặn hỏi.
Tử Cống chua
chát:
- Cái khó là lưới
thủng.
Không Tử nghe,
vò đầu:
- Ôi! Đến chỗ
lưới thủng thì phải có phép của vua Lỗ họa chăng chứ thầy trò ta mà làm gì được
chúng.
Facebook: 1 Share-12Đinh Thị Thanh Điệp, Tuan Vo and 10 others
Trả lờiXóaTâm Chí Nguyễn Lưới rách sao bẫy được chim???
Nguyen Huong Lưới thủng thêm ô che. Nhưng lưới trời lồng lộng. Tuy thưa nhưng khó thoát nhé.
Nguyễn Ngọc Sơn Lưới thủng thì làm thế nào! Thầy trò Tử cống khéo đùa
Lã Tứ Nương THifthay lưới khác