TIỂU HÙNG TINH
Ảnh internet
Tay-
chi trên của người. Thú vật chỉ có chân, tuy vậy, một số thú có dùng hai
chân trước cầm nắm thì hai chân trước đó cũng gọi là tay: tay vượn, tay khỉ, tay gấu…
Tay còn biến nghĩa để chỉ những bộ phận, dụng cụ, đồ vật do tay trực
tiếp sử dụng như tay cầm, tay lái, tay
vịn.
Tay là bộ phận quan trọng, bộ phận làm công cụ lao động
chủ yếu: tay làm hàm nhai, tay quai
miệng trể. Tay cũng biếu trưng trình độ
cao trong lao động: tay nghề, nghề
chuyên tay, bàn tay vàng (tay nghề thành thạo); loàng xoàng thì gọi tay
ngang. Thấy người ta làm mình cũng ngứa tay muốn trổ nghề, quá thành thạo
mưu trí thì gọi là cao tay.
Tay được biến đổi nghĩa theo phép ẩn dụ do tay có đặc
điểm, tính chất tương ứng với đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng nào đó:
tay chân, tay sai chỉ những kẻ làm
bộ hạ, chịu sự sai khiên của người khác. Tay trong chỉ kẻ làm nội ứng, tay
trong tay ngoài hàm nghĩa phe cánh khắp nơi. Tay lái (vừa biểu trưng vừa hoán dụ) chỉ sự dẫn dắt, điều khiển, chỉ
huy. Tay trái thường không thuận (còn gọi là
tay chiêu), yếu hơn tay phải, thường chỉ việc chỉ nghề không chính thức, không
được đào tạo, chỉ kiêm nhiệm. Tay phải (tay
mặt) thường thuận, mạnh, chỉ sự năng động, vững chắc: cánh tay phải…
Đồng
ý, tán thưởng việc gì thì vỗ tay.
Nhiều người cùng vỗ thì gọi là pháo tay. Chỉ một công việc mà thực hiện quá dễ thường dùng
các cụm từ xoa tay, phất tay, búng
tay… Thiếu trách nhiệm, nửa chừng gác bỏ trách nhiệm sợ liên can đến hậu
quả xấu thì thường phủi tay. Không
chút vốn liếng khởi nghiệp gọi là tay
trắng, tiêu đứt sản nghiệp, bay hết vốn liếng thì hoàn trắng tay.
Tay
cũng hàm nghĩa chỉ người (dùng bộ phận chỉ toàn thể- phép hoán dụ).Trong thể
thao có các từ tay đập ( người đập
bóng giỏi), tay nâng (chuyền 2), tay vợt (người chơi vũ cầu hoặc bóng
bàn hoặc quần vợt), tay cơ (người
đánh bi-da), tay cờ… Tay hòm chìa khoá cũng là cách gọi hoán
dụ để chỉ người nắm giữ tiền của. Nói một tay hàm ý chỉ một mình làm ra- “Một
tay gây dựng cơ đồ”(Kiều). Có người tếu táo bảo là thương binh làm kinh tê
giỏi. Thiếu tay: thiếu người (khuyết
tay).
Một
câu chuyện vui: Có hai vợ chồng nọ, đêm hôm tối trời đùa giỡn. Chồng để tay lên
chỗ vợ, vợ chụp lấy hỏi: Tay ải tay ai? Chồng
đáp: Tay ảnh tay anh! Vợ đáp trả bằng cách đặt
tay lên chỗ của chồng, chồng nắm lại hỏi: Tay
ải tay ai? Vợ đáp: Tay ẻm tay em! Có tên trộm
núp dưới gậm giường chờ thời cơ “tác nghiệp” thấy vui quá cũng măn mo đặt tay
vào chỗ hiểm của chị ta. Chị ta nắm lấy vuốt ve hỏi: Tay
ải tay ai? Tên trộm lớ quớ: Tay ổng tay ông!
Rồi đạp cửa dông thẳng một mạch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét