TIỂU TỬ VĂN
Ảnh internet
“Hoàng Tử Cảnh là người có thân phận vô cùng éo le, lúc còn nhỏ bị đưa
sang phương Tây làm con tin, khi về nước bị thất sủng vì vua cha chỉ truyền
ngôi cho Minh Mạng. Về sau, vị hoàng tử này đau buồn, cô độc rồi chết vì bệnh đậu
mùa”. (Nhà nghiên cứu Đỗ Đình Truật:
“Tôi dùng Kinh Dịch để giải mã những tàng
thư lịch sử nằm sâu trong lòng đất” - Văn nghệ Trẻ số 38(460), 18.9.2005, trang 15).
Xin
đọc lại lịch sử liên quan đến Hoàng tử
Cảnh:
- 1783 (3 tuổi)-
1789: Theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện.
- 1793 (13
tuổi): Được lập làm Đông cung, được phong Nguyện suý Quận công, dựng phủ Nguyên
suý, được ban ấn có 4 chữ: Đông cung chi ấn. Trong thời gian ở ngôi Đông cung
từng được giao việc trấn giữ các địa phương hiểm yếu như Gia Định và Diên Khánh.
- Mất năm 1801
(21 tuổi) vì bệnh đậu mùa.
Nhận
xét: Bốn năm sau khi đi cầu viện về (13 tuổi), Hoàng tử Cảnh đựơc lập làm Đông cung (tức Thái tử).
Trong thời gian làm Thái Tử được giao trấn những nơi hiểm yếu như vậy là được
tin cẩn, sủng ái chứ! Không biết căn cứ vào đâu mà nhà nghiên cứu lịch sử và
khảo cổ Đỗ Đình Truật lại phán rằng “Hoàng
tử Cảnh bị thất sủng vì vua cha chỉ
truyền ngôi cho Minh Mạng”. Lưu ý
rằng Thái tử Cảnh mất năm 1801, đến 1802 Nguyễn Ánh (Gia Long) mới lên
ngôi, đến 1816 Minh Mạng mới được sách lập làm Thái tử, lên ngôi tháng 1-1820).
Vỗ ngực tự xưng
là nhà nghiên cứu lịch sử mà một chút lịch sử không nắm rồi rồi hô um lên rằng “dùng Kinh Dịch để giải mã những tàng
thư lịch sử nằm sâu trong lòng đất”, rõ phét lác.
Thưa rằng :
Nhớ nhập nhoạng
hiểu mông lung
Hăng lên tán
phét lùm xùm khó nghe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét