MỤC LỤC BLOG

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Hình ảnh XUÂN DIỆU

TIỂU HÙNG TINH

 Ảnh internet

          Tiếp xúc với Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới ở những năm trung học đệ nhị cấp, bạn bè tôi say mê, tôi cảm được sự mới lạ trẻ trung nhưng không thích bằng Huy Cận, thơ Huy Cận đi vào thân phận, có chiều sâu triết học hơn.
            Phải sau 1975, Xuân Diệu vào thuyết trình ở Đại học Sư phạm Huế, chúng tôi mới mục sở thị. Vẫn khuôn mặt tóc quăn nghệ sĩ bồng bềnh như hình minh hoạ trong sách nhưng bệ vệ hơn do tuổi tác, giọng nói the thé.
            Xuân Diệu được giới thiệu và lên bục trên sân khấu, tiếng vỗ tay chào mừng. Trong đại giảng đường, mấy cái quạt máy châu vào nhưng Xuân Diệu móc ra cái quạt giấy rồi quạt quạt, cử toạ cười ồ, chắc ông ta làm bộ! Xuân Diệu nói về thơ Đường, mỉa mai bản dịch của Trần Trọng Kim, mọi người không vừa lòng, xầm xì. Nói một hồi ông ta lại cúi rạp một cái giống như nhắc người khác vỗ tay. Đang nói, ông ta bỗng yêu cầu bê cái bục xuống  sát dưới hàng ghế cử toạ, bảo vậy mới giao cảm được. Lại cầm quạt giấy xoạch xoạch xoạch. Đọc câu thơ dịch “Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách” ông ta khen tài tình giống như vẽ con thuyền, chữ “bến” đầu và chữ “khách” cuối thanh trắc vút lên giống như mui và đuôi thuyền, còn giữa là những tiếng thanh bằng giống như thân thuyền. Chúng tôi ngạc nhiên, nghĩ rằng phân tích và cảm nhận thơ kiểu mặc may vậy sao, hơn nữa đây là câu thơ dịch (Tầm Dương giang đầu dạ tống khách)!
            Đến khi thi sĩ đọc bài thơ tình chở người yêu sau xe đạp, cố làm nhí nhảnh ngây thơ thì chúng tôi thấy ngượng và tội nghiệp cho ông.
            Người phục vụ đưa ra một bình trà, rót vào tách mời. Xuân Diệu mắng ngay: Nói chuyện thơ mà uống thế này là ông giết tôi rồi! Người phục vụ chưng hửng, tội nghiệp và cả giảng đường cũng không sao tưởng tượng nổi cách xử sự ấy. Anh bạn tôi bảo kín rằng ổng đòi bia đó. Tôi chưa thật tin, sau này mới rõ.
            Xuân Diệu nói về nghệ thuật tuyên truyền là phải nói làm sao cho trứng gà nhân dân đi vào miệng mình. Vừa nói ông ta vừa làm động tác lùa lùa vào mồm. Anh bạn tôi lại bảo khẽ rằng ông ta đòi bồi dưỡng trứng gà đó. Tôi chưa tin.
            Anh bạn tôi dạy trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh  Long nói rằng có lần Xuân Diệu được mời nói chuyện thơ với thầy trò trường. Tội nghiệp ông Hiệu trưởng trân trọng ôm bó hoa tươi lên tặng nào ngờ bị thi sĩ mắng tạt vào mặt rằng sao lại không cử một cô gái thật đẹp lên tặng mà để một ông già tóc bạc này lên tặng. Rước về, tôn lên và bị ông ta chửi phủ đầu ngay, cay đắng là thế!
            Nói chuyện thơ ở Cao đẳng  Sư phạm Cần Thơ, nói một lúc, thi sĩ cúi rạp xuống một cái cho mọi người vỗ tay nhưng lần nọ cử tọa mệt quá nên không vỗ thế là thi sĩ nóng lên chửi rằng không biết nghe. Hình như biết  trước “gu” của thi sĩ, người ta cũng chuẩn bị sắn một dĩa trứng gà bồi dưỡng, thi sĩ ăn hai cái còn lại gói cất. Một anh bạn ở Bắc còn kể rằng thi sĩ đi về miền quê, vào nhà nọ nghỉ và lấy bao kẹo móc mấy cái ăn. Bọn trẻ con chủ nhà châu vào nhìn hau háu nhưng thi sĩ  phớt lờ, cất luôn bao kẹo. Đó, trứng gà nhân dân vào miệng mình được nhưng một cái kẹo cũng không thí ra cho con cái nhân dân!
            Thôi  thì đó là chuyện sinh hoạt cá nhân, có tài sinh tật, ngựa hay  ngựa chứng, cái chính là thơ cho đời.
            Trong chương trình lớp 10 những năm 1980 có bài Ngói mới. Thấy dở quá nhưng  tôi không dám bỏ nên cho học sinh đọc và bình chú. Một em đứng lên bảo: Thưa thầy, vài ba câu thì Ngói mới, vài ba câu thì Ngói mới,  bộ cái ông này cả đời chưa thấy ngói hay sao? Cả lớp cười ầm ầm. (Nên nhớ Ngói mới mà Xuân Diệu  viết đó trong sách Hướng dẫn giảng dạy tán là điệp khúc vui tươi trên quê hương xã hội chủ nghĩa thay da đổi thịt từng giờ…). Cũng có lần trao đổi với một giáo sư chuyên viết giáo khoa, ổng bảo rằng Xuân Diệu cứ đòi phải đưa thơ ông ta vào giáo khoa, mấy người làm sách chống chế rằng thơ anh để người lớn đọc thì hay chứ đưa vào sách giáo khoa cho học sinh học rất khó. Cuối cùng phải ráng mà đưa bài Ngói mới vào. Không tin cứ đọc lại xem, hay dở biết liền.
            Và đây, một bài thơ  kích động đấu tố trong cải cách ruộng đất của thi sĩ:
Anh em ơi quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung kẻ thù
Địa hào đối lập ra tro
Lưng chừng phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi…
            Anh là nước xuất khẩu thịt bò, thay vì mổ giết tại chỗ và chở thịt đi bán thì người ta đưa bò sống lên tàu chở đi bán cho nước khác giết thịt lợi hơn. Dân Anh biểu tình chặn ngay bến tàu cho rằng có giết thì giết tại chỗ, đưa đi vậy là kéo dài thời gian hành hạ, làm khổ bò trước khi giết chúng. Chính phủ Anh phải nhượng bộ. Ôi, bò là vật nuôi để ăn thịt mà người ta còn nghĩ cách giết thế nào để bò bớt đau đớn. Ở đây đốt đèn đốt đuốc mà vui tiệc đọa đày con người cho chết. Con vật người ta còn không nỡ đối xử vậy sao lại đối xử với đồng loại đồng bào như thế hở thi sĩ?
            Thử hỏi người làm bài thơ này là thi sĩ hay thi quỉ?

1 nhận xét:

  1. duc nguyenhuu01:49 28 tháng 12, 2014
    Cảm ơn bài viết của Chú về Xuân Diệu, rất đúng
    Trước cách mạng tháng 8 thơ XD đúng là có nhiều bài hay còn sau đó thì toàn đồ bỏ, nghĩ lại cũng thương vì nhiều thi sĩ khác cũng vậy theo cách mạng thì phải lựa chọn bỏ nàng thơ vì thế mà thơ càng dở.
    Còn về nhân cách nhà thơ này thì miễn bàn, biết là bị vô năng về tình dục mà cũng cố lấy vợ để chứng tỏ ta đây kg bị để rồi ly dị trong bẽ bàng, thơ thì chủ yếu ca ngợi xu nịnh nên có bài nào ra hồn.
    Ôi tiếc thay cho một tài năng lớn ngàn năm bị hoen ố, kg giữ được khí tiết, đã theo nghiệp văn chương thì phải lấy cái danh làm đầu, đúng là mua danh ba vạn bán danh ba đồng.
    Chúc chú Hùng bút lực dồi dào
    9 tháng 11, 20163 Quoc Viet Phan, Thuy Phuong Tang and Quang Đa Võ
    Quoc Viet Phan- Cám ơn anh Hùng đã nhắc lại kỷ niệm không bao giờ quên về lần đầu tiên tiếp xúc với nhà thơ và con người CS Xuân Diệu tại ĐHSP Huế!
    Hoc DuongLà Thi Sĩ mà hô hào chém giết cho lắm , cúc cung tận tụy cho lắm để sống còn kiếm vài cái trứng gà , vài cái kẹo , kiếm miếng ăn và chút hư danh được Trường Chinh nhại lai thơ của chính mình để chửi , xem không bằng con chó thì cũng đáng , tư cách của Xuân Diệu so với Hữu Loan , Trần Dần , Phùng Quán ... thật không đáng xách dép .
    9 tháng 11, 2016 Truong Chanh- Hùng nhớ giỏi thật. Đúng là sau buổi nói chuyện bọn mình thấy vọng!
    18 tháng 7, 2017 Phung Le, Hổ Phạm and 10 others
    Hong Donhu Đa số văn, thi sỹ sau 1954 ở miền Bắc đều vào đội ngũ và ca ngợi để có miếng ăn!!!
    Dieu Tran · Friends with Hong Donhu
    Đỗ n Hồng vốn là người am hiểu thời sự .Tôi rất thich câu.
    Van Dong Ho Xuan Diệu sinh ra và lớn lên là "BẢN CHÁNH", đến tuổi trung niên và xế chiều , đến chết thành "BẢN SAO".Thôi xin miễn bàn về XD nữa nhé.
    Quoc To Cong ...
    Trên con đường tôi đến tôi đi
    Tôi vẫn nghe xao xuyến rầm rì
    Ngói mới !
    19 tháng 7, 2017 Doa Nguyen Hùng ơi,may mà hồi đó mình cúp cua giờ cha nội ni nên khỏi phải "đau khổ " như Tinh Tiểu Hùng !
    19 tháng 7, 2017
    Trương Huệ Lúc đó mình vỡ mộng!
    Tôn Nữ Thu Thủy H ơi, mình thích thơ Huy Cận hơn thơ XD. Nhg XD sau này thì...thôi.
    óa
    0 24 tháng 7, 2017
    uy Ban Dinh Đúng,Xuân Diệu mê bia và thịt gà lắm(không phải trứng gà đâu).
    3 tháng 8, 20181 Share- Vũ Mạnh Hùng, Hoai Giang Vo and 8 others
    9 tháng 5, 2019Phong Nguyen Hong, Đinh Thị Thanh Điệp and 9 others-2 Shares
    Hy Vo Những cử chỉ thì không thay đổi. Dạo tôi còn học ở ngoài ấy, ông cũng có đôi ba lần tới nói chuyện thơ. Sinh viên cũng xì xào thơ ông sau này không hay bằng thời thơ mới. Còn tính chi ly thì có nhiều giai thoại lắm. Thôi cũng thông cảm cho ông, sống thời nào phải theo thời đấy!
    Vietluan Nguyen Như mấy ông Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán.., lúc đó, thì không có trứng gà bồi dưỡng hoài!, còn thi quỷ thì của ông Lý Hạ rồi. hehe
    16 tháng 8, 2019
    Mỗi lần tranh đấu gay go
    Chúng con đã được Bác Hồ đến thăm
    Chúng con dưới vực sai lầm
    Đang vươn mình, được Bác cầm tay lên,
    Lời Cha rất mực dịu hiền,
    Như là thấm nhẹ, mà xuyên vào lòng,
    Con ngồi trước Bác mênh mông,
    Tội nhiều, chưa dám thẳng trông Cha già.
    (Thơ dâng Bác Hồ)
    19 tháng 8, 2019Khac Thao Huynh, Vietluan Nguyen and 5 others-2 Shares
    Vietluan Nguyen Thi tiiên, thi thánh, thi quỷ thời Đường của TQ thì chắc ông XD này k được xếp vào. Chúng e được học: "thơ văn sau cmt.8", hehe. Đọc bài này e nhớ đã đọc 1 nữ sĩ ( hình như Anh Thơ(?))nói về Thi sĩ Nguyễn Bính: tjhơ khác người qúa! hihi
    Thơ Xuân Diệu, tôi không bình luận gì cả:

    “Tiễn đồng chí Chu Ân Lai lên máy bay
    Sống mũi cay cay như ăn rau cải
    Nước mắt tự nhiên cứ rơi xuống mãi...”

    (Giọt nước mắt ta – đăng báo năm 1958, nhân dịp ông Chu Ân Lai thủ tướng Trung Quốc sang thăm Việt Nam và... lên phi cơ trở về nước)

    Trả lờiXóa