MỤC LỤC BLOG

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2023

Thử nêu GIẢ THUYẾT VỀ SỰ HÌNH THÀNH LÀNG PHÚ LIÊU (thuộc xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị)

NGUYỄN VĂN HÙNG 

ảnh internet

1. Vấn  đề  cần giải  quyết:

- Làng  hình thành  từ bao  giờ, vào  triều  đại  nào? Những  biến đổi  về tên  làng.

-  Ai  là tổ  khai khẩn, có  tổ khai  canh không? Các  họ  cùng  khai  khẩn một lúc hay   chia  ra từng giai  đoạn. Quan hệ   giữa  các họ khai khẩn và các họ đang  tồn  tại  hiện nay.

2. Đánh giá những chứng  tích, văn bản, bi kí, truyền thoại làm   sở.

- Mộ làng: Mộ  đất không  bia, bia  dựng về  sau  này (1991), thông tin sơ lược. Có 1 bia mộ  ghi tiền khai khẩn, 1 bia mộ  ghi hậu khai canh, 6 bia mộ ghi kế hậu khai canh. Căn  cứ  chính.

- Nghè làng: Có miếu thờ,  ghi các họ khai khẩn, câu  đối, hoành phi. Căn  cứ  chính.

- Văn  bia dựng tại  chùa làng  ghi  sắc phong thời vua  Khải  Định   cho  4  họ (vị) khai  khẩn. Căn  cứ  chính yếu và đáng tin cậy nhất.

- Phủ  ý  các  họ  tộc Nguyễn Đức có  đề cập  đến họ Dương (họ khai khẩn); phủ ý  họ  Nguyễn Quang có  đề  cập  đến biến  đổi tên làng, tên  họ; họ Nguyễn Văn và Nguyễn Đình  không  còn phủ ý.

- Các tài liệu lịch  sử:  Theo Quốc  sử  quán  triều  Nguyễn thì  làng   được thành lập từ thời  Lê. Ô châu cận lục  của Dương Văn An đời  Mạc  cũng có  đề  cập  đến làng. Căn  cứ chính.

 Một  căn cứ tham khảo  nữa là  lịch  sử thành lập  làng Bích La kế  cận: Năm 1527 (Mạc Đăng Dung lên ngôi), 14 hộ dân theo phó tướng triều Mạc Lê Mậu Doãn (Doãn Lộc hầu) thành lập làng Bích La.

- Các truyền thoại về  làng  là những  câu chuyện nhuốm màu  lịch  sử nhưng còn thiếu  căn cứ, lắm khi chồng  chéo, mâu thuẫn.

+ Tổ  tiên  làng   di    từ Thanh Nghệ Tĩnh  vào bằng  đường  biển, đến Vân Huề (Triệu Vân) thì  phân tán, một  số tới vùng  đất làng  hiện nay và thành lập làng.

+ Làng  được thành  lập  từ thời các chúa Nguyễn (từ khi Nguyễn Hoàng vào  trấn giữ).

+ Lúc  đầu, làng   do một    quan họ Trần tên Trần Trọng thành  lập. Đến đời chúa Nguyễn,  chúa  giao cho  một  văn  quan họ Nguyễn  tên Nguyễn Phục thành lập. Văn  quan  họ Nguyễn  quy tụ  một  số thuộc  cấp   có họ khác nhau  rồi cho  đổi  thành họ Nguyễn (Nguyễn Quang, Nguyễn Đức, Nguyễn Văn, Nguyễn Đình). Họ Nguyễn Hữu  tách ra  từ  họ Nguyễn Quang.

+ Có  suy  đoán rằng  từ  họ Nguyễn khai khẩn (Nguyễn Phục) chia làm 4  họ Nguyễn Đức, Nguyễn Quang, Nguyễn Văn, Nguyễn Đình. Con  cháu  4  họ   đó trong làng hiện nay    con cháu cụ Nguyễn Phục.

+ Trong  4  họ khai khẩn  làng, ba  họ Trần, Dương, Phan  không   còn, chỉ  họ Nguyễn  nối truyền  con cháu  đến ngày nay.

+ Làng  từng  có tên Phú Xuân, sau  vì kị húy (trùng tên với kinh thành Phú Xuân) nên  đổi thành Phú Liêu (có  ghi trong lời Tựa phủ ý họ Nguyễn Quang- 1937).

+ Tên  của  bốn  vị khai khẩn  tuần tự là: Trần Trọng, Nguyễn Phục, Dương Phẩm, Phan Long. Tên  của  các vị  tổ họ là Nguyễn Đức  Thưởng, Nguyễn (Quang) Thiệu, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Đình Quý Công (không    tên  nên  gọi là   quý  công (quý ông).

Tin rằng các  truyền thoại trên không phải   bịa  đặt    do tam sao thất bổn hoặc  suy  đoán thiếu  căn cứ,  cần  chọn lọc, phục  chính lại. Đây cũng  là căn cứ chính để   xem  xét.

3. Dựa   vào những  căn cứ chính, lấy  đó làm    sở, những  điều  sau  đây  cần  được thừa nhận:

- Làng   được thành  lập  từ thời  nhà Lê (theo  Quốc  sử  quán triều   Nguyễn) tức  trước  1527 (Lê Cung Hoàng  nhường ngôi  cho Mạc Đăng Dung). Trong Ô châu cận lục  của Dương Văn An (1555) đã  ghi tên làng là Trúc Liêu  thuộc tổng An Cư, huyện Đăng Xương (Vũ Xương), phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa (Huyện    Xương, phủ Triệu Phong đã có từ thời Lê- năm  1469 Lê Thánh Tông  đã  đổi tên huyện Hoa Lăng thành huyện Vũ (Võ) Xương thuộc phủ Triệu Phong). Có thành  lập thì  đương nhiên có khai  khẩn, làng  được thành lập triều Lê  thì vị khai khẩn  đầu  tiên phải ở vào  triều Lê. Ngài  Trần Trọng là  vị  đứng  đầu trong  các vị khai khẩn (và  có thể  có thêm các vị  khai khẩn khác)  phải  ở vào thời  đó.

- Làng   do  4 vị (họ) Trần, Nguyễn, Dương Phan khai khẩn còn ghi    trong miếu  thờ. Đời Khải Định  tam niên (1918) đã  sắc  phong thần cho  bốn  vị: Sắc Khai Khẩn Trần Đại Lang, (Nguyễn Đại Lang, Dương Đại  Lang, Phan  Đại  Lang) Tước Phong Dực Bảo Trung Hưng  Linh Phù Tôn Thần (Vị thần tôn nghiêm linh ứng che chở giữ  gìn   sự hưng thịnh). Tên của  bốn vị là Trần Trọng, Nguyễn Phục, Dương Phẩm, Phan  Long.

              - Làng  có 4 họ chính là Nguyễn Đức, Nguyễn Quang, Nguyễn Văn, Nguyễn Đình (các  họ Nguyễn Đăng, Phạm, Nghiêm, Trương, Nguyễn gia nhập vào  làng   về  sau này). Người  giữa  4 họ  có thể hôn thú  với nhau chứng tỏ  các họ không  cùng huyết tộc thân thuộc. Từ  đó có thể  suy ra  rằng người trong 4  họ trên không phải    con cháu của  họ Nguyễn  được thờ làm khai khẩn. Nếu  họ cùng là  con cháu  họ Nguyễn khai khẩn thì  sẽ phạm  vào loạn luân. Nếu có việc “chia họ để  hôn thú” này thì sao “sự  biến” lớn như vậy lại không  được lưu truyền. Đó là  điều  không thể. Như vậy họ Nguyễn đứng tên khai khẩn không  còn con cháu ở làng.

              - Bốn  họ  trong  làng không phải anh   em cùng họ chia ra, là  4  họ  độc lập, bình  đẳng, không  có họ trên họ  dưới, họ  anh  họ  em.

              - Bốn  họ Nguyễn Đức, Nguyễn Quang, Nguyễn Văn, Nguyễn Đình (các vị  tổ họ là Nguyễn Đức  Thưởng, Nguyễn (Quang) Thiệu, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Đình… không phải    bốn họ khai khẩn, không thờ ở nghè làng mà có  nhà thờ  họ  riêng. Đây    4  họ tới  canh tác xây  dựng  làng về  sau (tới canh tác  sau khi làng hình thành, đã  được các họ  khác khai  khẩn). Xưa nay làng chỉ  truyền tụng  và thờ phụng 4 họ khai khẩn (Cả trong các mộ  tổ làng, 1 mộ  ghi tiền khai khẩn, 1 mộ  ghi hậu khai canh, 6 mộ ghi kế hậu khai canh- theo bia dựng 1991) không  nói  đến các tổ  họ là  khai  canh (xem thêm chú thích (**))            

4. Vấn đề tồn nghi cần  được  xác minh làm rõ:

Làng chỉ  có khai khẩn hay có  cả khai canh? Trong  sắc phong ghi ở bia dựng trong khuôn  viên chùa năm 1918 chỉ ghi 4 vị khai khẩn còn  trong bia các mộ tổ làng  dựng năm 1991 thì ghi Tiền khai khẩn (mộ bia ở Học  Xá), Hậu khai canh  (mộ bia ở góc Cồn Hàn), Kế hậu khai canh ở 6  bia  mộ  còn lại. Như vậy phải chăng  làng có  cả khai khẩn lẫn khai  canh theo mô thức Tiền khai khẩn - hậu khai canh? Sắc phong trong bia dựng ở chùa làng là tài liệu chính  xác nhất vì xuất hiện sớm (1918), được nhà nước phong kiến chính thức  thừa nhận và vua Khải Định ban sắc phong phải là căn cứ  chính yếu. Việc ghi trên bia mộ làng là tiền khai khẩn, hậu khai canh, kế hậu khai canh căn  cứ vào đâu,  dựa trên cơ  sở, tài liệu nào? Tại  sao không  dựa vào bia dựng ở chùa? Sự khác  biệt này phải chăng  do việc ghi trên bia  mộ làng  năm 1991 thiếu căn cứ hoặc trước  đây có   cả khai khẩn lẫn khai canh nhưng khi  đề nghị  ban sắc phong thì chỉ  ghi khai khẩn, nếu  có thì chứng lí  đâu? Sự kiện dựng và ghi trên bia làng  diễn ra  năm 1991, nhiều người tham gia vào việc hệ  trọng này vẫn  còn sống, cần  xác minh làm rõ, nếu không thì vấn  đề tồn nghi  này  sẽ kéo dài  đến muôn  đời. (*)

5. Giả thuyết thành  lập:

Làng  được thành  lập  từ thời  nhà Lê do ngài  Trần Trọng và  các ngài Dương Phẩm, Phan  Long đứng tên khai khẩn (Tiền khai khẩn). Qua thời  Mạc, thời  Lê Trịnh có thể   do không  đủ  số dân đinh khai phá, bỏ hoang nhiều  đất  đai nên  các chúa Nguyễn đã  cho tái  lập và  đổi  tên  từ Trúc Liêu thành Phú Liêu, giao ngài Nguyễn Phục đứng tên khai khẩn tiếp (Hậu khai khẩn)(**). Sở    đặt vấn  đề thiếu  dân đinh    đây vì ba họ  khai khẩn là Trần, Phan, Dương từ  xa  xưa đã  không  con cháu sinh  sống ở làng, họ Dương  cũng chỉ  truyền  đến ngang   đời thứ  5 của  họ Nguyễn Đức, chứng  tỏ cư  dân của  thế hệ khai khẩn  trước quá ít ỏi, đất  đai  hoang hóa. Ngài  Nguyễn Phục với  danh nghĩa khai khẩn đã  quy tụ  các thuộc  cấp của những  họ khác nhau là Nguyễn Đức, Nguyễn Quang, Nguyễn Văn, Nguyễn Đình  tiếp  tục vỡ hoang (***) và phát triển  làng.

-------------------------------------------

(*) Khai khẩn hay  khai canh làng   đều là người  đầu  tiên khai phá thành lập làng theo  các  giai  đoạn. Tuy vậy, danh  xưng khai khẩn  có thể dùng để tôn xưng  đối với những người  có công trạng lớn với  làng về  sau.

Trước  đây, mộ  họ mộ phái đa phần  đều  được  dựng bia  vì người ta biết  rõ, còn  mộ  làng   8 ngôi đều không có  bia, chỉ  gọi là mả  làng, không phải  vì làng  không  đủ tài lực mà  vì các cụ xưa thận  trọng, không  biết  rõ tên hiệu, thế thứ, tôn xưng, danh  vị nên không  dám tùy  tiện dựng  bia. Nay (1991) các vị  căn cứ vào  đâu  để  dựng  bia truyền  đời?

(**) Hiện tượng nhiều  đời khai khẩn (Tiền khai khẩn - Hậu khai khẩn) cũng phổ  biến, thậm chí có nơi những người    công  đức lớn  trong  việc   xây  dựng làng  xã về sau  có khi cũng  được tôn làm khai khẩn, do đó mới có hiện tượng khai  khẩn  trước và khai khẩn  sau (Tiền- hậu  khai khẩn).

(***) Quan niệm Tiền khai  canh hậu khai khẩn phổ  biến ở nhiều làng     hơn    quan niệm Tiền khai khẩn hậu khai canh. Trong  sắc phong thời trước, ở những  làng  có cả  khai khẩn và khai  canh thì thường  đặt khai  canh  trước khai khẩn. Làng chỉ  có các tôn xưng khai khẩn khi đề nghị vua  sắc phong cho  4  vị  tổ làng, điều này nhất  quán  với quan niệm Tiền  khai khẩn - Hậu khai khẩn.

NGUYỄN VĂN HÙNG

30-4-23- Chỉnh  sửa ngày 11 - 8 - 2023 (Sau khi thăm và  xem bia  mộ  làng)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

PHỤ LỤC : 

1. CÂU  ĐỐI, HOÀNH PHI  NGHÈ  LÀNG PHÚ LIÊU

- Cổng ngoài  thứ nhất:

*       (?)   - Vạn thế  sở (nơi, chỗ)  do (ở, tại) chiêm ngưỡng- (Muôn  đời  sẽ chiêm ngưỡng nơi  đây)

                         - Nhị khí  vị (giúp cho) chi (đã) vãng  lai- (Hai khí (âm  dương) đã giúp vào  sự giao hòa  qua lại ((quá) vãng lai  (sinh))

- Cổng  2- Hai  câu  giữa:

* - Nhật nguyệt  tường quang tài phổ chiếu- (Ánh  sáng  lành  của mặt  trời  mặt trăng  cùng chiếu soi  rộng khắp)

  (?) - Càn  khôn thụy (tốt lành) khí cộng chung (hợp lại)  linh-  (Khí  tốt  lành của   trời  đất  hợp lại linh thiêng)

* - Tứ  gia công  đức đồng  thiên  địa- (Bốn nhà  công   đức (còn mãi) cùng  trời  đất)

  - Song miếu  anh linh  tự  cổ kim- (Hai miếu anh linh  tự  xưa nay)

- Các chữ  triện  trong hai miếu: 

 - Miếu bên tả (ngoài  vào, đọc từ phải sang trái): TRẦN  DƯƠNG

 - Miếu  bên hữu (ngoài vào, đọc từ trái sang  phải: NGUYỄN PHAN

- Ở miếu Thành Hoàng:

*              (?)    - Anh linh  bằng nhạc độc (tạo?)- (Anh linh dựa  vào núi  cao lạch  sâu)

        (?)             - Trì hộ túc giang   sơn- (Hộ  trì đủ  đầy (khắp) núi sông)

- Miếu khai khẩn bên tả (trong nhìn ra): 光 於 - QUANG Ư  TIỀN (Trước  thì  sáng  sủa  rực rỡ- Xưng tụng những người có công  đầu  khai hoang lập ấp)

  - LINH PHÙ MÔNG  ĐẾ  QUYẾN  (Anh linh phù hộ  được ơn thần chủ chiếu cố) (Anh linh  phù  hộ được  nhà vua chiếu cố (ban  sắc phong thần))

   -  CÔNG  CAO TỤ TỘC THÀNH     (Công đức  cao cả nhờ tụ  hợp các họ mà thành)

- Miếu khai khẩn bên hữu (trong nhìn ra):       開 必 - KHAI TẤT  TIÊN (Xưng tụng  lớp  người đi trước mở mang)

- NHẬM (?)  TỊCH (?) KHAI  TIÊN BỘ        (Đi  trước  đảm nhận  việc khai phá)

- THỐN THẢO HẠ (hà) HỒNG (?)  ÂN       (Trong mỗi một tấc gánh  vác sửa  trị  để lại bao ân đức lớn lao) (Ân  đức lớn trong từng chút công lao)

(?) Những   dấu ? trong ngoặc (?) lưu ý  đến  sự khác biệt trong Làng Phú Liêu qua tài liệu và  sách báo xưa nay..

2- VĂN BIA  DỰNG  Ở CHÙA LÀNG

唘 定三 年仲秋- Khải Định Tam Niên Trọng Thu (Khải Định năm thứ  3 (1918), tháng  8)

勑 開 墾 陳 大 郎 爵(?)封 翊 保 中 興 𩄇 扶 尊 神 - Sắc Khai Khẩn Trần Đại Lang Tước Phong Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Tôn Thần

勑 開 墾 阮 大 郎 爵(?) 封 翊 保 中 興 𩄇 扶 尊 神 - Sắc Khai Khẩn Nguyễn Đại Lang Tước Phong Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Tôn Thần.

勑 開 墾 揚 大 郎 爵(?)封 翊 保 中 興 𩄇 扶 尊 神 - Sắc Khai Khẩn Dương Đại Lang Tước Phong Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Tôn Thần.

勑 開 墾 潘 大 郎 爵(?)封 翊 保 中 興 𩄇 扶 尊 神 - Sắc Khai Khẩn Phan Đại Lang Tước Phong Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Tôn Thần.

(Sắc ban Khai Khẩn cho  quan lớn họ Trần (họ Nguyễn, họ  Dương, họ Phan) tước phong  vị Thần Tôn  Quý Linh Ứng Phù  Hộ để Che Chở Bảo Vệ sự Trung Hưng) (*)

夲 社 拝 誌 - Bổn  xã bái chí (Làng  chúng tôi lạy xin ghi lại)

-------------

(*) Đại lang ở  đây  không  dịch  là  con trai trưởng mà dịch theo nghĩa  quan (lang), đại lang (quan lớn), gọi   kiểu  tán dương để tỏ sự  trọng  vọng khi  phong thần.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét