MỤC LỤC BLOG

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2025

CHỢ ĐỎ - CHỢ ĐEN (chuyện xưa chưa cũ)

TIỂU  TỬ  VĂN

 ảnh internet

            Sau  1975,  xuất hiện các cửa hàng  quốc  doanh gọi là “chợ  đỏ” với những  cái tên: Cửa hàng  công nghệ phẩm,  cửa hàng thực phẩm, cửa hàng thịt phụ nữ… phân biệt  với  "chợ   đen" tức các cửa hiệu, hàng  quán, chợ tự  do bên ngoài.

            Chợ   đỏ quốc  doanh thu mua hàng hóa  rồi  bán theo tem phiếu, theo sổ mua hàng, bán theo  tiêu chuẩn, bán theo đơn vị    quan  đơn vị nhà nước, bán theo  giấy  giới thiệu, còn lại  mới bán rộng ra cho dân (mà  có khi nào  còn, họa chăng còn thuốc mốc, sữa  quá đát đặc cứng  trong lon…). Còn chợ  đen  là kinh   doanh tư nhân, đối  tượng cải  tạo  công thương nghiệp tư bản tư nhân nên     xuất hiện công khai cũng  không  được   xem là chính thống, bị kiểm tra  kiểm soát ngặt nghèo, hoạt  động  lắm  khi  lén  lút, chui lủi. Ngay  cả  khi tự túc nuôi heo, đem bán cũng phải  bán cho cửa hàng nhà nước cứ  bán cho  tư nhân  thì  bị   xem là bán chui, có thể  bị phạt  hoặc tịch thu. Quản lí thị  trường ghê  gớm lắm!

            Chợ  đỏ mua bán theo  tiêu chuẩn  quy định nên  thường  mua rẻ, bán  rẻ, hàng hóa rất hiếm, muốn  mua   phải  sắp  hàng, phải chầu  chực theo  dõi,  mua  không  kịp  xem như trắng tay. Nhiều  cơ quan  có bếp ăn hoặc đông nhân viên  phải  cử một người thường   xuyên bám sát các cửa hàng để  chờ mua gọi là  nhân viên tiếp  phẩm. Có một ông lãnh   đạo  thường tự hào  kể  lại rằng ở Hà Nội,  ông ta ở gần cửa hàng, mỗi  sáng tinh mơ  đi tập  thể  dục thường  đặt một   viên gạch choán chỗ để  dành   cho  tiếp  phẩm cơ    quan, cứ thế, năm nào  cũng  được công nhận là công  đoàn viên xuất sắc, quan  trọng  đến thế  đó!

            Giữa  chợ  đỏ và chợ  đen   xuất hiện một hạng  người  mới bị quan  điểm chính thống ghét  bỏ  gọi  là phe phẩy,  con phe. Từ ngữ  mánh   lưới  biến dạng qua mánh mung, chạy mánh. Dân  mánh mung chẳng thèm  mặc  cảm, cứ hát: Ngày nào  trúng mánh ngày  ấy huy hoàng, ngày  nào  mất   mánh  ngày  ấy điêu tàn…

            Chợ   đỏ  có tham  vọng làm  bá chủ, thống lĩnh  thị  trường  nhưng  rồi  không  đáp  ứng nổi  nhu  cầu tiêu  dùng, không kiểm  soát nổi  tình  hình thực tế ngay  cả những nhu yếu phẩm nên suy  sụp. Nhất  là sau  đổi mới tới cũ, hàng hóa  tư nhân sản  xuất nhiều  hơn, rẻ  hơn,  người  mua  chỉ  cần ra  chợ  đen chứ cần gì sắp  hàng chầu  chực nơi chợ  đỏ. Trước  đây, ở  chợ  đỏ thì  không phải  khách  hàng  mà chính chính  cô bán hàng (mậu  dịch viên) mới là thượng  đế. Ngày này  qua tháng khác có  quá nhiều người xin  xỏ, quỵ  lụy nên   mặt cô thường đanh lại, hách  dịch. Đến   khi hàng hóa nhiều lên, người  ta  ra chợ, đến cửa hàng tư nhân, không ai dại dột chui vào chốn độc  quyền  kia  để chầu  chực nữa, chợ  đỏ tiêu tùng. Thảm cảnh   xảy ra ở  các cửa hàng  quốc doanh, hàng không bán được,  tiền  không    đành phải  trả  lương bằng hàng hóa nào  nồi  niêu soong  chảo, mền mùng màn chiếu, nào  chén bát li tách, dao rựa cuốc   xẻng, cưa kéo  bào  đục … nhân  viên đem về nhà  mà bán, tự tìm  đường mà  đi… Có nơi  chia chác, bán luôn  cả  cơ ngơi để trả  nợ... Rồi ca bài  ai  điếu, y hi!

8-6-25

           

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét