TIỂU HÙNG TINH
ảnh internet
Người gọi chậc lưỡi, người gọi chắt lưỡi bởi loáng thoáng cái âm “chặt chặt” và lại tùy theo cái lưỡi, thôi cứ gọi là chặt lưỡi. Ông cớm có thói quen khi duyệt chi, duyệt cấp, duyệt dự án, duyệt công trình… đều hay chặt lưỡi, âm “chặt” phát ra nhỏ gọn sắc lạnh, tiếng nghe rõ ràng, rành mạch.
Người rành điển xưa tích cũ bảo ổng là hậu thân Thạch Sùng, một ông quan đời nhà Tấn bên Tàu, nhà giàu nứt đố đổ vách, chết đi tiếc của quá hóa thành con thằn lằn thường chặt lưỡi “chặt chặt”.
Có người bảo khi kí duyệt, do quá đắn đo, băn khoăn trăn trở, cân nhắc từng xu tiền của nhà nước, coi đồng tiền nhà nước còn hơn đồng tiền túi của mình nên mới “chặt chặt”.
Đoán định thế thôi chứ chẳng ai rành bằng viên thư kí kiêm trợ lí của ổng. Văn bản trình lên, trong phòng lạnh kín bưng nghe cả tiếng thở, ổng coi đi coi lại rồi “chặt”. Nhiệm vụ trọng đại của tay thư kí là phải nghe rõ, nghe đủ mấy tiếng bởi đó là thông điệp từ sếp để truyền lại cho đối tác. Đôi tác phải đáp ứng đúng yêu cầu mới thuận buồm xuôi gió, không thì đừng hòng kiếm được chữ kí ổng.
Và nghe đâu, “chặt” một tiếng là năm phần trăm, “chặt” mấy tiếng cứ việc nhân lên tính tới.
4. 2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét